20/03/2024 09:52
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thế Vinh - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang cho biết Hội chứng Down (tên tiếng Anh là Down syndrome) là rối loạn về di truyền xảy ra khi sự phân chia tế bào bất thường dẫn đến việc có thêm một hoặc một phần bản sao của nhiễm sắc thể số 21. Vật chất di truyền tăng thêm này gây ra những thay đổi trong sự phát triển và biểu hiện về thể chất của hội chứng Down. Hội chứng Down gây ra sự khiếm khuyết về trí tuệ suốt đời và sự chậm phát triển về thể chất.
Người mắc hội chứng Down có ngoại hình đặc trưng như đầu ngắn với chỏm đầu tương đối phẳng, đầu hơi nhỏ, mắt xếch, mũi nhỏ và tẹt, thường có nếp góc quạt ở góc trong hai mắt. Miệng thường mở và lưỡi thè ra ngoài, cổ ngắn... Khi mới sinh, trẻ có kích thước và trọng lượng bình thường nhưng về sau phát triển chậm hơn so các trẻ cùng tuổi.
Tất cả sản phụ ở mọi lứa tuổi đều có thể sinh con mắc hội chứng Down, tuy nhiên tuổi mẹ càng cao nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down càng lớn, nhất là phụ nữ trên 35 tuổi. Thông thường người mắc hội chứng Down có tuổi thọ không quá 40 tuổi, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Em bé sinh ra mắc hội chứng Down chịu nhiều thiệt thòi so các bạn.
Thai phụ đến Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Kiên Giang siêu âm theo dõi và được hướng dẫn chăm sóc thai kỳ.
Hội chứng Down không thể điều trị khỏi nhưng có thể phòng ngừa được bằng việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật, chẩn đoán hội chứng Down trước khi sinh. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thế Vinh khuyến cáo khi phụ nữ mang thai cần đến các cơ sở y tế để được quản lý, hướng dẫn chăm sóc thai kỳ; sau đó được siêu âm, đo độ mờ da gáy kết hợp lấy máu xét nghiệm tiền sản.
Dựa trên kết quả xét nghiệm đó, nếu thai kỳ không lọt vào nhóm nguy cơ mắc hội chứng Down thì sản phụ được hướng dẫn chăm sóc thai kỳ bình thường. Nếu thai kỳ thuộc nhóm có nguy cơ mắc hội chứng Down thì tiếp tục xét nghiệm bước 2 vào tuần 16-20 tại các bệnh viện tuyến trên. Nếu kết quả xét nghiệm tiếp tục có vấn đề bất thường thì tiến hành chọc ối, kết quả chọc ối dương tính thì gia đình sản phụ được tư vấn có quyết định chấm dứt thai kỳ sớm hay không.
Đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang khám thai định kỳ, chị Nguyễn Thị Ngọc Trân, ngụ xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành nói: “Tôi kết hôn sau 30 tuổi nên khi mang thai lần đầu, tôi lo và quan tâm chăm sóc thai kỳ. Tôi đến cơ sở y tế khám thai theo lịch hẹn và được hướng dẫn thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Hiện tôi đang mang thai tuần 36, thai nhi phát triển tốt, chưa phát hiện dấu hiệu bất thường nên tôi yên tâm”.
100% sản phụ đến trung tâm khám thai đều được tư vấn khám sàng lọc dị tật bẩm sinh, trong đó có hội chứng Down. Nhờ khám sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, gia đình được tư vấn biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm tỷ lệ trẻ bị dị tật, khuyết tật nặng.
Cử nhân Huỳnh Xuân Thụy - Trưởng Khoa Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang cho biết: “Khám sàng lọc và chẩn đoán trước sinh là việc làm cần thiết giúp thai phụ sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, có kế hoạch chăm sóc thai nhi phù hợp, hạn chế dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số”.
Bài và ảnh: MI NI
(KGO) - Chiều 11-11, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học các biến chứng tâm thần, thần kinh hậu COVID-19 và kết quả điều trị tại tỉnh. Hội thảo có trên 50 đại biểu là bác sĩ, kỹ thuật viên, học viên sau đại học ngành thần kinh, tâm thần các bệnh viện khu vực phía Nam tham gia.
Tổng số lượt truy cập: