22/05/2023 10:43
ỨNG PHÓ HIỆU QUẢ
Căn cứ vào dự báo của cơ quan khí tượng, thủy văn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xây dựng kịch bản, kế hoạch toàn diện về công tác ứng phó với tình hình hạn hán và mặn xâm nhập bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt của nhân dân bằng các giải pháp công trình và phi công trình được triển khai đồng bộ như vận hành hệ thống công trình thủy lợi, đắp các đập tạm ngăn mặn.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo, chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và người dân đã góp phần đảm bảo an toàn cho 281.000ha lúa vụ đông xuân và nhu cầu nước sinh hoạt của người dân trong cả mùa khô 2022-2023.
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ hạn hán và mặn xâm nhập, Kiên Giang đang đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Tại nhiều khu vực bờ biển trên địa bàn tỉnh, sạt lở gây mất nhiều diện tích rừng phòng hộ, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các tuyến đê biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sinh kế của người dân vùng ven biển...
Để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân, tỉnh triển khai xây dựng hoàn thành 45,34km kè chống sạt lở bờ biển, với tổng kinh phí trên 1.019 tỷ đồng. Hiện tỉnh còn 56km bờ biển và 158km bờ sông bị sạt lở chưa có công trình phòng, chống sạt lở. Nguồn vốn đầu tư công trình vượt quá khả năng của ngân sách, UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh trong thực hiện các giải pháp chống sạt lở đê biển, đảm bảo ổn định sản xuất và dân sinh khu vực ven biển.
Lực lượng dân quân tự vệ xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất) giúp người dân dựng lại nhà bị sập do mưa dông. Ảnh: THU HƯƠNG
KHẮC PHỤC KỊP THỜI
Theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, ước tính trong năm 2022 thiên tai làm 5 người chết, 4 người bị thương, đánh chìm 36 phương tiện đánh bắt thủy sản, 122 căn nhà bị sập, 522 căn nhà bị tốc mái, thiệt hại nhiều công trình của Nhà nước và nhân dân. Ước giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 17 tỷ đồng. Riêng những tháng đầu năm 2023 đến nay, thiên tai làm sập 4 căn nhà, tốc mái 25 căn, ước thiệt hại về vật chất khoảng 700 triệu đồng.
Theo đồng chí Nguyễn Huỳnh Trung - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, sau mỗi đợt thiên tai, các cấp chính quyền kịp thời thực hiện công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống.
Địa phương huy động các lực lượng tại chỗ như dân quân tự vệ, công an, đoàn viên, thanh niên hỗ trợ người dân sửa chữa, dựng lại nhà cửa, bố trí chỗ ở tạm và có phương án tái định cư đối với những hộ gia đình mất nhà cửa, gia đình chính sách, người già neo đơn, hộ nghèo.
Kiên Giang xuất kinh phí từ quỹ phòng, chống thiên tai để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả. Đối với những thiệt hại về sản xuất, các địa phương tiến hành rà soát, thống kê diện tích lúa, hoa màu, thủy sản bị thiệt hại do mưa bão gây ra để có hướng hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất…
Nhìn chung, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2022 của tỉnh đạt nhiều kết quả tốt. Mặc dù diễn biến thời tiết có nhiều bất lợi nhưng tỉnh đã chủ động thực hiện kịp thời, hợp lý các giải pháp nên giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.
THÙY TRANG
(KGO) - Ngày 20-11, Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và kỷ niệm 35 năm ngày thành lập trường (1989-2024).
Tổng số lượt truy cập: