15/12/2020 10:50
Chương trình cụ thể hóa mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí và triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã; các cơ chế, chính sách, dự án được phối hợp lồng ghép nhằm triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt kết quả; các xã đặc biệt khó khăn được đầu tư xây dựng nhiều công trình; hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; đội ngũ cán bộ cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng, năng lực quản lý, điều hành góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân. Ở các địa bàn khó khăn, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản…
Gia đình anh Nguyễn Văn Dương Đồng (thứ tư, từ phải qua), ngụ ấp Khương Bình, xã Thới Quản (Gò Quao) được hỗ trợ nhà đại đoàn kết, giúp gia đình anh thoát nghèo.
Cuối năm 2015 (điều tra đầu giai đoạn theo tiêu chí mới), tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 9,78%, đến cuối năm 2019 giảm còn 2,69%. Các đối tượng cơ bản được thụ hưởng đầy đủ và kịp thời chính sách giảm nghèo theo quy định. Từ đầu năm 2016 đến nay có trên 1 triệu lượt người dân được thụ hưởng các chính sách giảm nghèo; trong đó có trên 484.000 lượt người nghèo, trên 305.000 lượt người cận nghèo, trên 265.100 lượt đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của tỉnh trên 202 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương phân bổ trên 186 tỷ đồng, ngân sách địa phương phân bổ trên 13 tỷ đồng, huy động nguồn khác trên 3 tỷ đồng (gồm hiện vật, sức lao động của người dân tham gia được quy đổi ra tiền).
Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên vận động trên 130 tỷ đồng, hỗ trợ trên 47.000 người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đoàn viên, hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp lễ, tết, cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn…; hỗ trợ xây dựng 2.607 nhà đại đoàn kết và nhà ở cho người nghèo, sửa chữa 106 căn; xây dựng 55 cầu giao thông nông thôn.
Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu chung của công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh là hạn chế tái nghèo, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, nhất là các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Mục tiêu cụ thể là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021-2025 bình quân hàng năm từ 1% trở lên (theo chuẩn nghèo mới); hoàn thành 100% kế hoạch vốn phân bổ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Tin và ảnh: MI NI
(KGO) - Ngày 24-11, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang tổ chức khởi công xây dựng 2 cầu và khánh thành 1 cầu giao thông nông thôn tại xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất.
Tổng số lượt truy cập: