30/10/2023 13:54
Xã Thổ Sơn có 1.308 hộ đồng bào Khmer, trong đó có 100 hộ nghèo, sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt; nhiều người không có đất canh tác phải đi làm thuê, thu nhập bấp bênh.
Xác định việc chăm lo đời sống đồng bào Khmer là nhiệm vụ hàng đầu, cấp ủy, chính quyền xã đầu tư nhiều công trình dân sinh; hỗ trợ đồng bào Khmer phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành, nghề; giải quyết việc làm góp phần cải thiện đời sống đồng bào Khmer.
Công tác hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề cho đồng bào Khmer tại xã Thổ Sơn đạt nhiều kết quả tích cực. Xã giúp 31 hộ chuyển đổi ngành, nghề với số tiền 298 triệu đồng.
Thổ Sơn hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi hộ thiếu đất sản xuất; cho một số hộ có nhu cầu vay 70 triệu đồng trong vòng 10 năm với lãi suất 0,33%/năm…, tạo điều kiện cho hộ đồng bào Khmer nghèo được tiếp cận với nguồn vốn, mua dụng cụ phục vụ sản xuất hoặc chuyển đổi từ làm thuê sang chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, từng bước phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Đoàn thanh niên xã Thổ Sơn tặng quà học sinh Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Xã Thổ Sơn đang triển khai dự án nước sạch cho 33 hộ dân để họ có điều kiện mua dụng cụ chứa nước sạch phục vụ sinh hoạt. Xã còn giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất ở của đồng bào Khmer.
Năm 2022, xã hỗ trợ 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 70 triệu đồng; năm 2023 sẽ giải ngân cho 12 hộ vay vốn sửa nhà với tổng số tiền 840 triệu đồng. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước nâng lên, trong đó xã thực hiện 2 công trình gồm sửa chữa nhà văn hóa ấp và xây đường bê tông tuyến bờ nam quanh chân núi Hòn Sóc.
Bà Thị Sận, ngụ ấp Hòn Sóc, xã Thổ Sơn cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện đặc biệt khó khăn, được các cấp chính quyền quan tâm và hỗ trợ. Các đồng chí lãnh đạo ấp, xã luôn ưu tiên và tạo điều kiện cho gia đình tôi cùng các hộ nghèo có kế sinh nhai, tăng thu nhập. Chúng tôi vui khi nhiều tuyến đường giao thông của ấp Hòn Sóc được bê tông hóa, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn”.
Công tác đào tạo nghề cho lao động địa phương được xã chú trọng. Xã phối hợp các trường và cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh mở nhiều lớp dạy nghề cho người dân, trong đó có đồng bào Khmer. Bên cạnh việc học các nghề thế mạnh của xã như trồng trọt, chăn nuôi, người dân còn được học các ngành, nghề như trang điểm, may mặc, tin học văn phòng.
Ông Nguyễn Thành Thái - công chức văn hóa - xã hội, phụ trách công tác dân tộc, tôn giáo xã Thổ Sơn cho biết, bên cạnh nỗ lực giúp đồng bào Khmer phát triển kinh tế, Thổ Sơn nỗ lực chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào Khmer.
Xã tổ chức các hoạt động chúc mừng, thăm hỏi, tặng quà đồng bào Khmer dịp Chôl Chnăm Thmây; phát huy vai trò và phối hợp người có uy tín trong đồng bào Khmer tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động đồng bào Khmer tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội tại địa phương.
Thổ Sơn còn triển khai dự án chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc cho đồng bào dân tộc thiểu số, phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em…
Bài và ảnh: TƯỜNG VI
(KGO) - Ngày 22-11, vòng chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần III, năm 2024 - INNOBE 2024 diễn ra tại Trường Đại học Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: