07/06/2021 09:44
Hội Người cao tuổi Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò trong đời sống xã hội. Người cao tuổi Việt Nam kế thừa, phát huy truyền thống từ Hội Phụ lão cứu quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Sau ngày 30-4-1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Hội Phụ lão cứu quốc lấy tên Hội Bảo thọ, Hội Vui tuổi già… để phù hợp yêu cầu tình hình thực tiễn của đất nước, trong đó coi trọng công tác chăm sóc người cao tuổi, quan tâm, chia sẻ lúc ốm đau, hoạn nạn, chúc thọ, mừng thọ… góp phần xây dựng quan hệ tình làng nghĩa xóm, nhân ái, nghĩa tình, đoàn kết.
Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đông đảo người cao tuổi Việt Nam, ngày 24-9-1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg về việc thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam; Chỉ thị số 59/CT-TW, ngày 27-9-1995 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) về chăm sóc người cao tuổi; Quyết định số 772/QĐ-TTg, ngày 26-5-2006 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 6-6 hàng năm là ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam.
Người cao tuổi sát cánh cùng nhân dân cả nước tích cực tham gia nhiều phong trào đấu tranh, thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
- Phóng viên: Kế thừa, phát huy truyền thống của hội, thời gian qua các cấp Hội Người cao tuổi trong tỉnh có hoạt động gì chăm sóc người cao tuổi?
- Đồng chí Lê Quang Hân: Công tác chăm sóc người cao tuổi luôn được các cấp hội, các ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi sống vui, sống khỏe.
Từ đầu năm đến nay, Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập đề nghị Chủ tịch nước tặng thiếp mừng thọ cho 71 cụ tròn 100 tuổi, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tặng giấy mừng thọ cho 1.148 cụ tròn 90 tuổi với tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp hội phối hợp địa phương tổ chức mừng thọ cho trên 8.000 người cao tuổi; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tặng 7.397 suất quà cho người cao tuổi nghèo, khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng trị giá trên 1,4 tỷ đồng.
Các cấp hội trên địa bàn tỉnh tích cực đẩy mạnh phong trào tuổi cao - gương sáng, người cao tuổi tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Nhiều cụ tuy tuổi cao nhưng tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền; tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội; công tác đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập…
Hàng năm, người cao tuổi trong tỉnh tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng tăng, đến nay có 7.116 người cao tuổi tham gia công tác Đảng, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể.
Người dân và hội viên Hội Người cao tuổi phường Vĩnh Hiệp, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) góp gạo hàng tháng hỗ trợ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: THỦY TIÊN
- Phóng viên: Để nâng cao chất lượng hoạt động, thời gian tới, các cấp Hội Người cao tuổi trong tỉnh cần tập trung những nội dung gì?
- Đồng chí Lê Quang Hân: Để phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng hệ thống chính trị, thời gian tới, các cấp hội chú trọng lồng ghép các hoạt động của hội với phong trào tuổi cao - gương sáng.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường hoạt động chăm sóc người cao tuổi, qua đó động viên, khích lệ hội viên tích cực tham gia đóng góp kinh nghiệm, cách làm hay, hướng dẫn các cấp hội tổ chức thành công Đại hội Hội Người cao tuổi nhiệm kỳ 2021-2026; quan tâm chăm lo đời sống người cao tuổi nghèo, khó khăn; tham mưu, phối hợp chính quyền có kế hoạch sửa chữa nhà cho các cụ có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa.
Bên cạnh đó, các cấp hội phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, cơ quan, ban, ngành và các nhà tài trợ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và khám bệnh định kỳ cho người cao tuổi; đẩy mạnh việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phòng, chống dịch COVID-19…
- Phóng viên: Cảm ơn đồng chí!
THỦY TIÊN (thực hiện)
(KGO) - Ngày 23 và 24-11, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang phối hợp đoàn bác sĩ Nhân ái (TP. Hồ Chí Minh), Trung tâm Y tế huyện An Biên và Trung tâm Y tế huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tổ chức phẫu thuật mắt miễn phí cho 357 bệnh nhân nghèo.
Tổng số lượt truy cập: