09/08/2023 18:45
Vợ chồng bà Thị Sận sinh được một mình anh Xà Rinh. Lúc bà Sận vừa sinh anh Xà Rinh cũng là lúc chồng bà qua đời nên bà một mình nuôi anh khôn lớn.
“Lúc mới sinh Xà Rinh giống như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng đến năm 6 tuổi con bị bệnh làm hai mắt bị ảnh hưởng. Hoàn cảnh gia đình tôi quá khó khăn nên không có điều kiện chạy chữa, tôi bất lực nhìn con bị mù. Thời gian đầu bị mù con phải nhờ đến sự giúp đỡ của tôi, sau đó con tự làm quen với đồ vật trong nhà, tự tìm đường đi và chăm sóc bản thân để tôi đi làm. Khi lớn con xin đi làm để phụ giúp tôi”, bà Sận kể.
Mỗi ngày mẹ con bà Sận lên núi kiếm củi bán. Hiện bà Sận bị tai biến, không thể lao động nặng nên anh Xà Rinh trở thành lao động chính của gia đình.
Anh Xà Rinh dọn dẹp nhà trước khi đi bán vé số.
Mọi sự giúp đỡ gia đình anh Xà Rinh, bạn đọc gửi về đồng chí Thị Nhiều - cán bộ Mặt trận ấp Hòn Sóc, xã Thổ Sơn; số điện thoại 0983.022.663; số tài khoản 107868817017, Ngân hàng VietinBank chi nhánh Kiên Giang hoặc liên hệ Báo Kiên Giang, số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, số tài khoản 7700201008283 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Kiên Giang (khi chuyển khoản bạn đọc vui lòng ghi chú: Ủng hộ anh Chao Xà Rinh), điện thoại: 02973.862.012. |
Hòn Sóc là ấp đặc biệt khó khăn của xã Thổ Sơn, có đông đồng bào Khmer sinh sống, với 27 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo. Theo đồng chí Hồ Thanh Phong - Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Hòn Sóc, trong 27 hộ nghèo, cận nghèo của ấp gia đình anh Xà Rinh đặc biệt nhất.
Anh Xà Rinh bị mù, còn mẹ anh bị tai biến. Gia đình anh không có đất canh tác, mảnh đất mẹ con anh đang ở được người quen cho mượn. Căn nhà được Nhà nước hỗ trợ cất tạm đến nay xuống cấp trầm trọng. Cột nhà xiêu vẹo, mái bị dột có nguy cơ sập; nền nhà bằng đất nên ẩm ướt, thường xuyên bị ngập.
Lãnh đạo ấp Hòn Sóc và cấp ủy, chính quyền xã Thổ Sơn thường xuyên thăm hỏi, động viên, tặng gạo, nhu yếu phẩm, thuốc cho mẹ con anh Xà Rinh. Khi có nhà hảo tâm hỗ trợ hoặc có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, ấp đều ưu tiên cho gia đình anh.
Không có mẹ dẫn đường, anh Xà Rinh không thể lên núi nhặt củi, anh được hàng xóm giới thiệu nhận vé số từ đại lý đi bán. Mỗi ngày anh bán 120 tờ vé số, thu nhập khoảng 120.000 đồng. Số tiền này anh dùng mua thức ăn, còn lại tiết kiệm để khám bệnh và mua thuốc cho mẹ.
Anh Rinh chia sẻ: “Buổi chiều tôi nhận vé số rồi đi bán ở khu vực gần nhà đến tối, còn lại sáng hôm sau tôi đi bán ở chợ đến khi hết 120 tờ thì về. Sáng nào tôi cũng dậy sớm đi chợ mua thức ăn, nấu cơm, sơ chế thức ăn rồi mới đi bán. Tôi cố gắng bán vé số để có tiền xây nhà vệ sinh vì nhà vệ sinh bị hư, mẹ tôi đi lại khó khăn nên phải đi vệ sinh nhờ nhà hàng xóm, còn tôi đi bộ đến chợ để đi nhà vệ sinh công cộng nên bất tiện”.
Ngoài bệnh tai biến bà Sận còn mắc bệnh về xương khớp và bị tiểu đường nên mỗi tháng anh Xà Rinh phải cùng mẹ đi khám bệnh định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Ngoài thời gian đi bán vé số anh Xà Rinh làm việc nhà và chăm sóc mẹ.
Anh rửa chén, giặt quần áo, nấu nước và đấm bóp cho mẹ. Nhiều lần anh Xà Rinh bị bỏng như khi nấu ăn để tay chạm vào lửa, những vết bỏng rất nặng nên để lại sẹo chi chít ở khắp tay, anh không dám kể cho mẹ vì sợ mẹ lo, chỉ dám nhờ hàng xóm mua và bôi thuốc giúp.
Dù có gậy dẫn đường nhưng khi đi bán vé số anh Rinh nhiều lần bị té, anh bị xe đụng khi qua đường, thấy anh mù nên họ không hỏi han gì mà chạy xe đi luôn. Anh Xà Rinh kể: “Mới đây khi đi bán vào buổi tối, tôi bị lạc đến ấp Hòn Quéo, được mọi người giúp đến khuya tôi mới về đến nhà”.
Bài và ảnh: TƯỜNG VI
(KGO) - Chiều 23-11, tại Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang, lớp K6 Trường Tuyên huấn Trung ương II họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (24/11/1984 - 24/11/2024).
Tổng số lượt truy cập: