29/01/2024 15:57
Một góc huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) ngày nay.
Nhờ chuyển đổi quy hoạch vùng sản xuất lúa 2 vụ kém hiệu quả sang 1 vụ tôm 1 vụ lúa, nông dân đạt lợi nhuận 70-90 triệu đồng/ha/năm.
Vĩnh Thuận hiện có khoảng 100 hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động khá ổn định. Trong ảnh: Hợp tác xã Hiểu Phát, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Người dân huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) thu hoạch tôm càng xanh.
Ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Thuận thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, hội thảo trình diễn mô hình sản xuất mới, đồng thời chuyển giao khoa học, kỹ thuật giúp nông dân sản xuất hiệu quả, an toàn và tăng thu nhập.
Vĩnh Thuận tập trung thi công công trình trọng điểm trên địa bàn, góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương.
Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Vĩnh Thuận đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội thực hiện các công trình giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại dễ dàng và giao thương thuận lợi.
Lực lượng dân quân tự vệ giúp người dân xây lò đốt rác tại xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang).
Vĩnh Thuận quan tâm công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn.
Vĩnh Thuận thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao giúp nâng cao đời sống tinh thần và tạo sự gắn kết người dân trong huyện.
Đến nay, Vĩnh Thuận có 20 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 66,66% tổng số trường. Trong ảnh: Học sinh phấn khởi đến trường.
Đường giao thông nông thôn huyện Vĩnh Thuận khang trang.
Đền thờ anh hùng liệt sĩ và người có công huyện Vĩnh Thuận vừa được khánh thành. Đây là công trình thể hiện sự trân trọng, tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, cán bộ và nhân dân đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Công nhân thi công công trình đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang).
TRUNG HIẾU - DƯƠNG TUẤN thực hiện
(KGO) - Ngày 20-11, Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và kỷ niệm 35 năm ngày thành lập trường (1989-2024).
Tổng số lượt truy cập: