08/04/2024 15:17
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn phát biểu tại cuộc họp.
Sáng 8-4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tình hình sản xuất nông nghiệp, cấp nước trong mùa khô 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 đến sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng nửa tháng. Xâm nhập mặn cao nhất từ tháng 2-2024 đến nay ở mức xấp xỉ cùng kỳ năm 2020.
Đến ngày 5-4-2024, vụ đông xuân đã thu hoạch 257.091ha, đạt 91,69% diện tích gieo trồng, đạt 94,92% kế hoạch. Vụ mùa 2023-2024 thu hoạch dứt điểm 72.415,61ha, đạt 100% diện tích gieo trồng. Sản xuất vụ nuôi tôm nước lợ có diện tích thả nuôi được 129.438ha, đạt 95,18% kế hoạch và đạt 102,96% so cùng kỳ.
Hiện một số trạm cấp nước ở khu vực huyện Kiên Lương, An Minh, Kiên Hải lưu lượng khai thác bị giảm, nguồn nước bị nhiễm mặn vượt ngưỡng cho phép. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo vận hành mở các cống, khoan giếng tạo nguồn… đến nay đã ổn định cấp nước an toàn.
Một căn nhà của người dân trên địa bàn huyện U Minh Thượng bị sạt xuống kênh. Ảnh: THỦY TIÊN
Tại xã đảo Tiên Hải, TP. Hà Tiên thiếu nước cục bộ, hàng ngày phải vận chuyển nước sạch từ đất liền ra đảo ra cung cấp cho người dân, bình quân 7003/ngày.
Tình hình sạt lở, sụt lún ở vùng đệm U Minh Thượng từ đầu tháng 3-2024 đến nay diễn biến phức tạp. Tổng số đường giao thông sạt lở, sụt lún và có nguy cơ sạt lở, sụt lún trên địa bàn xã Minh Thuận, xã An Minh Bắc lên đến 297 điểm với chiều dài 8.183m. Trong đó, đường tỉnh ĐT.965 sạt lở, sụt lún 37 điểm với chiều dài 790m, ước tính thiệt hại 90 tỷ đồng. Tổng số căn nhà bị sạt lở, sụt lún là 26 căn, ước tính thiệt hại 3.685 triệu đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành (bàn chủ tọa) phát biểu kết luận tại cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chỉ đạo: Các sở, ngành liên quan và địa phương phải triển khai thực hiện phương án của UBND tỉnh về phòng, chống hạn mặn, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kiên Giang khẩn trương thực hiện đảm bảo giao thông, cảnh báo đường thủy, đường bộ, lưu thông tạm thời, đánh giá kỹ để đề phòng nguy cơ sạt lún ở vùng đệm U Minh Thượng; nỗ lực điều tiết giao thông, hỗ trợ người dân trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và thu hoạch toàn bộ diện tích sản xuất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo tình hình về thiếu nước, xăm nhập mặn, phối hợp các cơ quan liên quan hỗ trợ kịp thời các tình huống bất ngờ xảy ra. Kiểm tra thường xuyên, chủ động khắc phục sự cố, xử lý nhanh, kịp thời những hậu quả trước mắt. Theo dõi diễn biến, cung cấp thông tin cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng; phối hợp địa phương ứng phó, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Đặc biệt, đảm bảo nước cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất.
Huyện U Minh Thượng phải tăng cường công tác kiểm tra, báo cáo tình hình về việc sạt lở, sụt lún trên địa bàn; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, huy động khắc phục tạm thời những đoạn giao thông nông thôn bị sạt lở, sụt lún.
Tin và ảnh: TƯỜNG VI
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: