07/07/2023 14:39
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang Đặng Hồng Sơn trả lời chất vấn. Ảnh: THU OANH
Mở đầu phiên chất vấn vấn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kiên Giang Thị Phương Hồng đặt vấn đề: Giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho người lao động địa phương đang mất việc làm và sẽ mất việc làm trong thời gian tới?
Đồng chí Đặng Hồng Sơn - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang cho biết: Theo số liệu thống kê đến ngày 30-6-2023 tại 15 huyện, thành phố, số lao động từ ngoài tỉnh trở về địa phương do bị cắt giảm, mất việc là 2.105 người, trong đó huyện Gò Quao (Kiên Giang) 570 người.
Lao động đang làm việc trong tỉnh Kiên Giang tương đối ổn định, số lượng lao động làm việc trong các ngành nghề giày da, may mặc, chế biến gỗ vẫn được duy trì. Tuy nhiên, đối với ngành nghề giày da bị ảnh hưởng nên 1 doanh nghiệp đang thực hiện giảm giờ làm trong tháng, từ 2-8 ngày/tháng, nhưng vẫn đảm bảo trả lương không thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng.
Qua số liệu trên cho thấy, thời điểm hiện tại mặc dù việc làm của người lao động của tỉnh có bị ảnh hưởng nhưng biến động không lớn, vẫn trong tầm kiểm soát.
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kiên Giang Thị Phương Hồng chất vấn giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho người lao động địa phương đang mất việc làm. Ảnh: THU OANH
Đồng chí Đặng Hồng Sơn cho biết: Để tháo gỡ khó khăn cho người lao động địa phương đang mất việc làm và sẽ mất việc làm trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương tích cực tham mưu Huyện ủy, UBND huyện, các ngành liên quan nắm chặt số lao động bị mất việc từ các tỉnh về địa phương để có giải pháp hỗ trợ người lao động.
Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động; mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kiên Giang Thị Phương Hồng chất vấn: Chính sách cho lao động mất việc làm trở về địa phương như thế nào khi nguồn vốn vay giải quyết việc làm để họ phát triển kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống hiện nay rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu?
Đồng chí Đặng Hồng Sơn cho biết: Giải pháp trước mắt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang chỉ đạo phòng lao động - thương binh và xã hội huyện phối hợp Trung tâm dịch vụ việc làm hướng dẫn người lao động bị mất việc làm trở về địa phương làm các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường có thu nhập cao, ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) để có việc làm.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang Thái Thị Duy Ngân chất vấn Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang. Ảnh: THU OANH
Hiện tỉnh Kiên Giang tuyên truyền rộng rãi và thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị quyết số 232/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Kiên Giang, trong đó người lao động được hỗ trợ chi phí hỗ trợ ban đầu, tối đa 15.580.000 đồng và được vay vốn tín chấp 100% phí đi làm việc ở nước ngoài (Mức vay 120 triệu đồng/lao động) tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh với lãi suất ưu đãi.
Về giải pháp lâu dài, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để kết nối cung - cầu lao động, tạo nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động, giúp người lao động chuyển đổi nghề.
Đẩy mạnh thu thập, cập nhật và phân tích thông tin thị trường lao động và thông tin về tình hình biến động, nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khóa đào tạo... giúp người lao động lựa chọn và quyết định học nghề, tiếp cận việc làm phù hợp.
THU OANH
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: