26/10/2022 19:26
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cho rằng buổi đối thoại là dịp để lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan lắng nghe, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất, nghe phản ánh khó khăn đang là rào cản trong phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển đời sống của nông dân, từ đó trao đổi, định hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn.
Tại buổi đối thoại, UBND tỉnh và các sở, ngành cùng các đại biểu tập trung trao đổi vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất khắc phục hậu quả sau đại dịch COVID-19; ứng dụng nông nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi số trong nông nghiệp; các vấn đề về hỗ trợ an sinh xã hội cho nông dân.
Trao đổi về tình trạng ô nhiễm trong sản xuất, đại diện sở, ngành đề nghị nông dân tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tiếp tục sản xuất theo hướng an toàn, hướng hữu cơ, giúp nâng cao chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Nông dân chú ý việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật để xử lý theo quy định, tránh tình trạng vứt bỏ ngoài ruộng đồng, gây ô nhiễm môi trường.
Ông Quách Văn Sén, ngụ xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang có giải pháp giúp nông dân nắm được việc chuyển đổi số để áp dụng vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Các đại biểu tập trung trao đổi làm rõ hơn những vấn đề về nối kết, tiếp tục phát triển chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng; vấn đề về chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nông sản.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết năm 2021, 2022, UBND tỉnh có kế hoạch trong việc kết nối bao tiêu nông sản.
Năm 2022 là năm đầu tiên Kiên Giang bao tiêu được 109.000ha, đạt 15,6% diện tích sản xuất. Vụ đông xuân 2022-2023, toàn tỉnh triển khai kế hoạch bao tiêu 121.000ha, đến nay nông dân và doanh nghiệp kết nối được 30.000ha.
Các đại biểu tham quan sản phẩm OCOP của tỉnh Kiên Giang bên lề buổi đối thoại với nông dân.
“Hiện diện tích cánh đồng lớn còn hạn hẹp, đòi hỏi phải có cánh đồng lớn tập trung, đồng nhất sẽ giúp doanh nghiệp dễ tiêu thụ”, đồng chí Lê Hữu Toàn nói.
Ngoài ra, về liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp vẫn còn việc “bẻ kèo” hợp đồng khi giá lúa tăng, giảm cũng được hội nghị thảo luận, đặt ra yêu cầu cần giải quyết ngay.
Ngoài vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cũng trao đổi thêm về những giải pháp giúp nông dân thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu; về việc xử lý giá vật tư nông nghiệp, hàng giả, hàng nhái, chính sách phát triển thủy sản và nuôi trồng thủy sản…
Tin và ảnh: THU OANH
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: