11/06/2020 10:44
Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, toàn tỉnh có hơn 3.304/3.988 tàu cá có chiều dài lớn nhất 15m và 24m trở lên lắp TBGSHT. Tuy nhiên, quý I-2020, có 1.753 tàu mất kết nối TBGSHT. Số tàu vượt ranh giới biển Việt Nam, mất kết nối là 138 tàu. Bộ phận trực theo dõi hệ thống giám sát hành trình tàu cá đã gọi 383 cuộc đề nghị 126 chủ tàu, thuyền trưởng đưa tàu về biển Việt Nam. Còn lại 12 tàu, Chi cục Thủy sản Kiên Giang ban hành 11 văn bản cảnh báo gửi Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và địa phương phối hợp điều tra, xác minh sau khi tàu về bờ để tiến hành xử lý theo quy định.
Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các phương tiện đánh bắt hải sản trên biển và kiểm tra việc sử dụng TBGSHT của các chủ tàu. Đoàn phát hiện nhiều TBGSHT báo mất kết nối trong bờ, nhưng qua xác minh thực tế tàu hiện không có trong bờ. Thông qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá, đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra các TBGSHT tàu cá đối với 64 phương tiện tại khu vực Lình Huỳnh, Hòn Quéo, xã Thổ Sơn (Hòn Đất). Qua kiểm tra, phát hiện khu vực xã Lình Huỳnh có 2 TBGSHT của tàu cá KG-91317-TS, KG-94688-TS đặt trên bờ do bà Võ Thị Ánh, ngụ ấp Lình Huỳnh, xã Lình Huỳnh (Hòn Đất) làm chủ. Tại huyện Kiên Hải, đoàn kiểm tra TBGSHT tàu cá tại xã Hòn Tre và Lại Sơn phát hiện có 5 thiết bị mở kết nối trên bờ tại Hòn Tre và 11 thiết bị mở trên bờ tại khu vực Hòn Sơn. Các TBGSHT này do các chủ tàu và thuyền trưởng trong đất liền tháo gửi cho các hộ dân ngoài huyện đảo nhằm qua mặt cơ quan chức năng trong quá trình KTTS trên biển. Đối với các TBGSHT xác định được chủ tàu, đoàn thanh tra tiến hành lập biên bản làm việc, tạm giữ các thiết bị và xử lý theo quy định. Tuy nhiên, các thiết bị từ đất liền gửi ra các đảo không xác định chính xác vị trí nên khó khăn trong công tác xử lý.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang, việc quản lý tàu cá đánh bắt thủy sản trên biển còn gặp một số khó khăn như độ chính xác của TBGSHT thực tế với trên hệ thống giám sát có độ sai số khá cao. Đối với các huyện đảo, xã đảo, ở các khu vực có dân cư đông đúc, nhiều hộ có nhiều phương tiện đánh bắt thủy sản, lồng bè nên đoàn thanh tra liên ngành khó phát hiện chính xác tọa độ đặt TBGSHT. Các tàu cá gỡ TBGSHT chủ yếu nhằm mục đích đưa tàu đi KTTS trái phép tại vùng biển nước ngoài.
Thời gian tới, Chi cục Thủy sản Kiên Giang kiến nghị các huyện, thành phố tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản, giúp người dân hiểu thêm về chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở địa phương. Đồng thời, đề nghị công an địa phương nắm thông tin liên quan các tàu tháo TBGSHT gửi lại hộ dân trên bờ hoặc các tàu, lồng bè quanh đảo, ven biển kịp thời báo cáo để lực lượng chức năng xử lý theo quy định. Công an tỉnh cần hỗ trợ nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản trong việc phối hợp xử lý các chủ tàu, thuyền trưởng có hành vi tháo TBGSHT và KTTS trái phép vùng biển nước ngoài.
MINH CHÂU
(KGO) - Chiều 25-11, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Giang Thanh Khoa làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Kiên Lương về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn huyện Kiên Lương.
Tổng số lượt truy cập: