17/11/2022 16:14
Các sự kiện như lễ công bố kỷ lục quốc gia đối với món ăn gỏi cá trích, quà tặng rượu sim, hội thảo khoa học về phát triển bền vững nước mắm truyền thống Phú Quốc cũng được tổ chức vào ngày 16-12.
Lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm Phú Quốc” nhằm quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói chung. Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần gìn giữ và phát triển di sản văn hóa dân tộc.
Qua sự kiện trên nhằm đẩy mạnh truyền thông về giá trị di sản quốc gia “Nghề làm nước mắm Phú Quốc” để tạo cơ sở cho việc tiến đến xin lập hồ sơ đăng ký trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
Du khách tham quan nhà thùng nước mắm Phú Quốc.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ TP. Phú Quốc đặt ra chỉ tiêu chế biến nước mắm bình quân 12 triệu lít/năm. Thành phố phấn đấu xây dựng cụm công nghiệp sản xuất nước mắm phù hợp với làng nghề nước mắm truyền thống Phú Quốc; di dời các cơ sở sản xuất nước mắm ra khỏi khu dân cư.
TP. Phú Quốc kiến nghị tỉnh đề xuất trình UNESCO công nhận nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại.
Nước mắm Phú Quốc được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng quốc gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào năm 2001.
Tiếp theo đó, ngày 8-10-2012, nước mắm Phú Quốc được Ủy ban châu Âu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ địa lý, là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ trên thị trường của các nước thuộc liên minh châu Âu.
Tin và ảnh: TÂY HỒ
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: