27/11/2020 08:47
Ông Trình Thanh Danh nói: “Ở nông thôn, một số nơi đường đi lại khó khăn, bà con, nhất là trẻ em còn đi trên những cây cầu không an toàn. Thấy sự khó khăn của người dân nên tôi kêu gọi bạn bè, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng cầu, đường”. Những ngày đầu vận động, ông Danh được người dân ủng hộ, cũng có một số gia đình không đồng tình. Thế nhưng, ông vẫn kiên trì vận động và tự bỏ tiền xây dựng cầu. Nhờ học cách xây cầu từ người bạn ở An Giang, năm 2014, ông Danh áp dụng thành công và hoàn thành cầu bê tông ấp Hiệp Lợi với tổng kinh phí 127 triệu đồng.
Thấy những việc làm của ông Danh có ý nghĩa, người dân hiểu nên hết lòng ủng hộ, giúp sức, đóng góp tiền để cùng ông xây dựng cầu bê tông kiên cố. Có người còn cho ông mượn vật dụng, thiết bị, máy khoan, máy cẩu. Nhiều người tự nguyện bỏ công để xây dựng cầu tới ngày hoàn thành.
Nhiều năm qua, ông Danh đóng góp, vận động bà con, mạnh thường quân gần 1,1 tỷ đồng, qua đóxây 3 cầu bê tông, sửa chữa 5 cầu sắt, nâng cấp các tuyến đường kinh 10 của hai ấp Hiệp Lợi, Hiệp Tân và 6km tuyến đường xã Mỹ Thái (Hòn Đất) và phát hàng chục tấn gạo cho người nghèo. Ông tích cực tham gia các hoạt động, cuộc vận động của địa phương phát động như đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng cầu đường, đóng góp nhiều ngày công cùng chính quyền thực hiện các công trình nông thôn, tích cực chung tay trong các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ các gia đình khó khăn.
Ông Trình Thanh Danh xem bảng danh sách các hộ đóng góp kinh phí xây cầu Kinh 11, thuộc ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái.
Những cây cầu bê tông kiên cố do ông Danh đóng góp, vận động nhà hảo tâm xây dựng góp phần thay đổi vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Phượng, ngụấp Hiệp Lợi chia sẻ: “Nhà tôi nằm ngay dưới chân cầu. Cây cầu này trước đây được xây dựng bằng sắt, được một thời gian bị hư, nhiều người dân chạy xe qua lại trượt té, rất nguy hiểm. Nhờ ông Danh, người dân nơi đây có cầu bê tông đi lại an toàn, trẻ em đi học qua cây cầu này yên tâm hơn. Người dân thấy ông Danh nhiệt huyết cũng đóng góp ngày công cùng xây cầu”.
Với mong muốn có nhiều người thoát nghèo, ông Danh tham gia và kêu gọi nông dân cùng tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp ấp Hiệp Lợi. Đến nay, hợp tác xã có 34 thành viên với 134ha đất. Ông Danh có 30ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó ông tham gia 16ha vào hợp tác xã.
Theo ông Danh, tham gia hợp tác xã có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của địa phương, nhất là việc áp dụng máy móc vào sản xuất, hợp tác dịch vụ máy gặt đập liên hợp của địa phương khác vào thu hoạch, từ đó đem lại lợi ích cho người dân.
Bài và ảnh: LÊ TRƯƠNG
(KGO) - Chiều 25-11, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Giang Thanh Khoa làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Kiên Lương về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn huyện Kiên Lương.
Tổng số lượt truy cập: