26/11/2020 08:06
Các đồng chí: Đỗ Thanh Bình (giữa, bàn chủ tọa) - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Mai Văn Huỳnh (bìa phải, bàn chủ tọa) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang; Lâm Minh Thành (bìa trái, bàn chủ tọa) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang điều hành hội nghị.
Tại điểm cầu Kiên Giang, các đồng chí: Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy; Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Lâm Minh Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các cấp, ngành tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt phải lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành kiên quyết chấm dứt tình trạng nợ đọng văn bản, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành, địa phương trong công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật; kiên quyết chống lợi ích nhóm trong làm chính sách, xây dựng pháp luật…
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật ngày càng được Chính phủ quan tâm thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực. Đồng chí nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về vai trò của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, từ đó dành nhiều thời gian, nguồn lực hơn nữa để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng kỷ cương trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tránh hình thức.
Giai đoạn 2016-2020, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện. Hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, cơ bản thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng; qua đó không chỉ góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 112 văn bản (71 luật, 2 pháp lệnh, 22 nghị quyết của Quốc hội, 17 nghị quyết của Ban Thường vụ Quốc hội). Chính phủ ban hành 745 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 232 quyết định; các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành 2.422 thông tư, 110 thông tư liên tịch…
Công tác thi hành pháp luật được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện và đạt những thành quả bước đầu. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều đổi mới, tiến bộ hơn, bước đầu áp dụng khoa học, công nghệ vào công tác truyền thông để đưa pháp luật đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Vai trò của pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn một số tồn tại, hạn chế: Hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ, tính thống nhất chưa cao, vẫn còn cồng kềnh với nhiều hình thức văn bản do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngoài ra, công tác thi hành tuy được quan tâm, nhưng vẫn chưa có cơ chế đủ mạnh, đồng bộ để thực hiện hiệu quả…
Tin và ảnh: THU OANH
(KGO) - Chiều 25-11, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Giang Thanh Khoa làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Kiên Lương về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn huyện Kiên Lương.
Tổng số lượt truy cập: