26/05/2021 10:40
Theo đồng chí Trần Bình Trọng - Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương, năm 2020, huyện Kiên Lương thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề cốt lõi, huyện đẩy mạnh tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Ủy ban nhân dân huyện Kiên Lương tập trung củng cố nâng cao chất lượng mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác và các trang trại lớn. Hiện toàn huyện có 27 hợp tác xã, 47 tổ hợp tác và thực hiện hiệu quả việc nâng cao dịch vụ cơ giới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... góp phần đem lại lợi nhuận, cải thiện đời sống nhân dân.
Nông dân xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) thu hoạch vụ lúa đông xuân 2020-2021.
Cùng với đó, huyện thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp như triển khai chương trình cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện cánh đồng lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng chương trình canh tác lúa “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng”, chương trình IPM, gắn kết doanh nghiệp trong cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm, tạo thành chuỗi giá trị có lợi cho người sản xuất...”.
Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của các xã trên địa bàn huyện Kiên Lương đạt trên 55 triệu đồng/năm; một số xã thu nhập cao như xã Dương Hòa đạt 67 triệu đồng/năm, xã Hòa Điền đạt 62 triệu đồng/năm, xã Bình An và Kiên Bình đều đạt 57 triệu đồng/năm...
Tin và ảnh: THANH NHÃ
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: