30/11/2023 09:09
Quang cảnh hội nghị thông qua kế hoạch công bố quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chiều 29-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì cuộc họp thông qua kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo kế hoạch, hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Kiên Giang sẽ tổ chức trong tháng 12-2023 tại TP. Rạch Giá, với sự tham dự của hơn 200 đại biểu khách mời Trung ương và địa phương.
Hội nghị kết hợp giới thiệu quảng bá những tiềm năng, lợi thế và danh mục các dự án đầu tư của tỉnh, nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tỉnh Kiên Giang.
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành nhấn mạnh, công bố quy hoạch tỉnh là sự kiện đặc biệt quan trọng, mang tầm ảnh hưởng lớn đến định hướng chiến lược phát triển của tỉnh. Đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nên thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đia phương phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng để thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Khu lấn biển TP. Hà Tiên (Kiên Giang). Ảnh: TRUNG HIẾU
Nội dung quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục đến năm 2030, Kiên Giang là tỉnh có chất lượng sống cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm kinh tế biển của quốc gia.
Các thành phố Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển, trong đó: TP. Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; TP. Rạch Giá là thành phố thương mại, dịch vụ xanh; TP. Hà Tiên là đô thị di sản. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống văn minh, hạnh phúc.
Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Kiên Giang đề ra 4 nhiệm vụ, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, Kiên Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh kết nối du lịch, đầu tư, thương mại, sản xuất, tiêu dùng giữa đất liền với hải đảo, trọng tâm là Phú Quốc; nuôi biển, khai thác hải sản bền vững, dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp năng lượng tái tạo.
Tạo bước đột phá phát triển TP. Phú Quốc với cơ chế đặc thù, vượt trội về chính sách ưu đãi để tập trung huy động và ưu tiên nguồn lực phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cho Phú Quốc.
Phát triển hướng biển, mở rộng không gian, lấn biển theo quy định pháp luật, sáng tạo, độc đáo, giàu bản sắc; hình thành không gian đô thị - dịch vụ đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện và năng lực tự nhiên.
Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu quả quản trị công và cải cách thủ tục hành chính.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GRDP 7% thời kỳ 2021-2030 là 711.516 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn thời kỳ 2021-2025 là 263.129 tỷ đồng, thời kỳ 2026-2030 là 448.387 tỷ đồng.
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: