18/07/2023 10:11
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn (đứng) phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn chỉ đạo Sở Công thương tỉnh Kiên Giang phân tích, đánh giá kỹ vấn đề phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và từ đây đến cuối nhiệm kỳ 2020-2025 cần đề ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện đạt mục tiêu nghị quyết.
Theo đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn từ khi có khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), thu ngân sách của tỉnh Kiên Giang tăng nhanh, đồng thời giải quyết tốt việc làm cho lao động tại địa phương. Vì vậy chủ trương của tỉnh Kiên Giang thống nhất phương án kêu gọi đầu tư tại khu công nghiệp Thạnh Lộc giai đoạn 2.
Công nhân điều khiển phương tiện vận chuyển gỗ ở Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang, khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang).
Đối với khu công nghiệp Xẻo Rô (huyện An Biên), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị Sở Công thương mời Công ty Điện lực miền Nam, đơn vị liên quan đường ống dẫn khí Ô Môn - Lô B làm việc, trao đổi, đề xuất bổ sung đầu tư nhà máy điện khí tại đây và trình Bộ Công thương. Nhà máy dự kiến có diện tích khoảng 120ha.
Đối với cụm công nghiệp Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao), Kiên Giang tiếp tục hỗ trợ chính sách để các nhà đầu tư lấp đầy cụm công nghiệp. Đối với các cụm công nghiệp khác, Sở Công thương đánh giá lại tính khả thi; nếu tính khả thi không cao thì chuyển sang giai đoạn sau nghiên cứu.
Công nhân làm việc ở Công ty Cổ phần Thái Bình Kiên Giang, khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang).
Đối với cụm công nghiệp tại huyện Vĩnh Thuận, đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn lưu ý sở, ngành, địa phương tính toán đặt cụm công nghiệp vì sắp tới sẽ có cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua. Ở giai đoạn này, tỉnh Kiên Giang tập trung bồi thường, chuẩn bị giải phóng mặt bằng. Đến năm 2026, khi cao tốc hình thành, tỉnh sẽ giao đất cho nhà đầu tư xây dựng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn lưu ý sở ngành, địa phương điều chỉnh cụm công nghiệp tại Xẻo Nhàu (huyện An Minh), gắn với cảng tổng hợp, khu vực nuôi biển tại đây...
Nhân viên cửa hàng Điện máy xanh và Thế giới di động tại xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành (Kiên Giang) trưng bày sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
Theo Sở Công thương tỉnh Kiên Giang, ước tính đến cuối năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ đạt 48.187,046 tỷ đồng, tăng 24,7% so đầu nhiệm kỳ 2020-2025; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 145.000 tỷ đồng, tăng 31,9% so đầu nhiệm kỳ; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 đạt 860 triệu USD, tăng 26% so đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn tỉnh năm 2023 ước đạt 99,7%.
Đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thu hút được 24 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn 5.668 tỷ đồng, tăng 11,28 lần so đầu nhiệm kỳ và tạo việc làm cho 13.045 lao động, tăng 41,7% so đầu nhiệm kỳ.
Các cụm công nghiệp thu hút được 4 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.350,5 tỷ đồng, tăng 2,69 lần về diện tích thuê đất và 5,11 lần về vốn đầu tư so đầu nhiệm kỳ, tạo việc làm cho khoảng 1.140 lao động, tăng 54% so đầu nhiệm kỳ…
Tin và ảnh: THANH NHÃ
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: