09/12/2023 17:04
Học sinh thực hiện tình huống giả định và cách xử lý thoát khỏi đám cháy.
Phát biểu phát động tại buổi lễ, Đại tá Lê Văn Quý - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang cho biết: “Đây là chương trình rất thiết thực, bổ ích nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi, học sinh tiếp cận, nắm bắt kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn thường xảy ra trong thực tế. Từ đó, vận dụng hiệu quả vào quá trình sinh sống, học tập, vui chơi; góp phần xây dựng phong trào phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong thanh thiếu nhi”.
Học sinh Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt tham gia chương trình trải nghiệm “Chúng em làm lính cứu hỏa” với nhiều hoạt động bổ ích, hấp dẫn.
Học sinh được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức cơ bản và các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy; giới thiệu một số phương tiện, trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; giới thiệu một số kỹ thuật di chuyển, thoát nạn trong môi trường khói, khí độc; các biện pháp di chuyển người bị nạn và thực hành sử dụng bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy khí gas...
Học sinh trải nghiệm kỹ thuật di chuyển người bằng tay không.
Vào giờ G, ngày N, tại phòng học X lớp A, Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt xảy ra cháy. Sau khi phát hiện cháy, thầy cô các lớp lân cận hướng dẫn học sinh cúi thấp người để tránh khói, khí độc. Học sinh dùng khăn, vạt áo… nhúng nước bịt mũi, thoát ra từ cầu thang thoát hiểm. Đó là tình huống giả định và cách xử lý của học sinh thực hiện tại chương trình trải nghiệm thực tế “Chúng em làm lính cứu hỏa”.
Em Lưu Tuyết Minh - lớp 12A2 Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt chia sẻ: “Theo dõi báo chí thời gian qua, em thấy có rất nhiều vụ cháy thương tâm, gây thiệt hại người và tài sản. Vì thế, em nghĩ mỗi người dân, mỗi gia đình cần trang bị kiến thức phòng cháy và những dụng cụ chữa cháy trong nhà, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra”.
Học sinh trải nghiệm kỹ thuật sử dụng dây cứu nạn, cứu hộ.
Hoạt động trải nghiệm còn giúp học sinh tìm hiểu, vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng, biện pháp an toàn trong quá trình sinh sống, học tập, vui chơi tại nhà ở hộ gia đình, trường học, các địa điểm công cộng..., góp phần xây dựng phong trào phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong thanh thiếu nhi Kiên Giang ngày càng phát triển.
Vừa hoàn thành hoạt động trải nghiệm cứu người trên cao, em Nguyễn Tuấn Duy - học sinh lớp 12A6 Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt nói: “Lần đầu tham gia hoạt động này, em thấy rất thú vị. Em tham gia từng nội dung trải nghiệm hôm nay để cảm nhận được sự khó khăn, vất vả của các chú lính cứu hỏa, cũng như trang bị cho bản thân kiến thức hữu ích về phòng cháy, chữa cháy”.
Thượng tá Phạm Mạnh Hùng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Kiên Giang trao bình chữa cháy cho học sinh hưởng ứng phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”.
Dịp này, Công an tỉnh Kiên Giang và Tỉnh đoàn Kiên Giang tặng 20 phần quà và 20 bình chữa cháy cho học sinh trang bị tại nhà nhằm hưởng ứng tích cực phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”.
Học sinh thực hành rải vòi chữa cháy.
Học sinh trải nghiệm cứu người trên cao.
Tin và ảnh: TÚ ANH
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: