25/08/2023 19:03
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn khảo sát Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 2011 đến nay.
Báo cáo với đoàn công tác, đồng chí Lâm Văn Sển - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết qua hơn 12 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, quân và dân Kiên Giang đã phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà các kỳ đại hội đề ra.
Tỉnh có bước phát triển khá nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2015 đạt 7,41%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 7,22%/năm. Sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, kinh tế của tỉnh đang trên đà phục hồi, phát triển, giai đoạn 2021-2023 tăng 5,29%/năm.
Số lượng du khách ngày càng tăng, từ 5,41 triệu lượt năm 2016 lên 8,87 triệu lượt năm 2019. Từ năm 2021 đến cuối tháng 6-2023, tỉnh thu hút trên 15,2 triệu lượt khách, tăng 16,97%/năm, trong đó khách quốc tế 534.598 lượt. Doanh thu từ du lịch gần 1.477,3 tỷ đồng, tăng bình quân 33,54%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế, khai thác, phát huy tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Quy mô nền kinh tế tăng khá nhanh, đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long về thu ngân sách. Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, viễn thông... được đầu tư phát triển. Diện mạo đô thị, nông thôn, hải đảo có nhiều khởi sắc.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người từ 1.725 USD năm 2010 lên 3.106 USD năm 2023. Chất lượng giáo dục đạt mức khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và trên mức bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 8,84% năm 2010 xuống còn 1,9% năm 2023.
Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có chuyển biến tích cực. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng có nâng lên, lãnh đạo sâu sát, toàn diện hơn…
Từ năm 2011 đến nay, Kiên Giang có bước phát triển khá nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực. Trong ảnh: TP. Rạch Giá về đêm.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Phong cho biết Kiên Giang có tiềm năng, lợi thế so sánh nhất định, tuy nhiên thời gian qua nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới, tỉnh cần phải tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kinh tế - xã hội để phát huy tiềm năng, lợi thế.
Đối với việc thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, ngày 2-4-2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Kiên Giang xác định 5 đề án thực hiện; trong đó chủ công thực hiện thuộc về các bộ, ngành Trung ương là chủ yếu, Kiên Giang phối hợp thực hiện.
Về các đột phá kinh tế biển, Kiên Giang đang tập trung vào nuôi biển, kêu gọi được một số nhà đầu tư vào TP. Phú Quốc, huyện Kiên Hải... Dự kiến trong 5 năm nữa Kiên Giang phấn đấu phát triển nuôi biển trở thành khâu trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…
Đối với sự phát triển của TP. Phú Quốc, Kiên Giang xác định Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh. Từ một huyện đảo Phú Quốc trở thành thành phố phát triển vượt bậc. Hệ thống hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ. Để Phú Quốc phát triển hơn nữa, đồng chí Nguyễn Thanh Phong cho rằng cần phải cải cách tổ chức, bộ máy, cán bộ; đồng thời Trung ương cần ban hành một số chính sách đặc thù cho TP. Phú Quốc…
Tin và ảnh: TÂY HỒ - THẢO NGÂN
(KGO) - Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 22-11, một người dân sống tại đường Mạc Cửu, khu phố Nguyễn Thái Bình, phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) phát hiện một thi thể nam giới nổi trên mặt nước tại khu vực kênh gần nhà nên báo cơ quan chức năng.
Tổng số lượt truy cập: