09/06/2023 16:10
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, các sở, ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm: Chọn sản phẩm chủ lực là lúa, thủy sản, cây ăn trái.. để hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đảm bảo thành lập mới và huy động trên 50% các hợp tác xã nông nghiệp tham gia các chuỗi giá trị nông sản. 70% sản phẩm OCOP tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử để phân phối hàng hóa, phát triển thị trường.
Các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, Global GAP, hữu cơ gắn với cấp mã số vùng trồng; phấn đấu số hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp được hoạt động khá, tốt đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 340/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025.
Quang cảnh hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh đề nghị nâng cao năng lực cho hợp tác xã và doanh nghiệp để thực hiện liên kết hiệu quả; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án trọng điểm của ngành nông nghiệp gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm, các chương trình, đề án của tỉnh để góp phần thúc đẩy phát triển các hợp tác xã, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang phối hợp các sở, ngành khai thác các chính sách liên kết tiêu thụ, nghiên cứu chỉ đạo sản xuất, nâng dần số lượng sản phẩm chủ lực của tỉnh Kiên Giang vào danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia. Các địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chuỗi liên kết….
Hợp tác xã Nông nghiệp Cây Chôm, xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thực hiện liên kết sản xuất với doanh nghiệp sản xuất lúa theo cánh đồng lớn.
Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, kết quả triển khai liên kết tiêu thụ sản phẩm nhóm sản phẩm trồng trọt giai đoạn 2019-2020, tỉnh Kiên Giang có 219 hợp tác xã nông nghiệp trồng lúa hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trung An Kiên Giang, Công ty Nông Việt Pháp, Công ty Vạn Trường Phát và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ khác... với tổng diện tích 37.273ha; tổng số cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trên các địa bàn tỉnh 156 cánh đồng với 63.923ha. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh xây dựng được 2.193 cánh đồng lớn với tổng diện tích 266.885ha, trong đó có 1.763 cánh đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm, diện tích được bao tiêu sản phẩm trên 190.000ha.
Nhóm sản phẩm chăn nuôi, đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 45 trang trại chăn nuôi có liên kết tiêu thụ với các công ty, các sản phẩm của trang trại đều có chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP. Nhóm sản phẩm thủy sản, hiện tỉnh có khoảng 20.000ha/111.600ha nuôi tôm nuôi nước lợ được liên kết tiêu thụ hàng năm. Trong đó, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang triển khai liên kết tiêu thụ tôm với diện tích dự kiến 10.000ha ở các huyện vùng U Minh Thượng.
Các hợp tác xã của tỉnh Kiên Giang được hỗ trợ máy gặt đập liên hợp từ dự án trung tâm đổi mới sáng tạo xanh nông nghiệp GIC.
Để khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết tiêu thụ nông sản, tỉnh Kiên Giang ban hành nhiều chính sách hỗ trợ dành cho hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, chính sách tiếp cận vốn, chính sách xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, chính sách đào tạo và bồi dường nguồn nhân lực, chính sách thành lập mới hợp tác xã; chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng chế biến sản phẩm…
Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh Kiên Giang đã được triển khai như: Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020; dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT); đề án phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo các huyện vùng tứ giác Long Xuyên phục vụ chế biến và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kiên Giang; dự án trung tâm đổi mới sáng tạo xanh…
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: