26/08/2023 17:06
Các đồng chí: Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang; Lê Hồng Thắm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Lưu Trung - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tiếp và làm việc với đoàn.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang Mai Văn Huỳnh phát biểu tại buổi tiếp đoàn khảo sát.
Tại buổi làm việc, Tỉnh ủy Kiên Giang đề xuất, kiến nghị Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ ban hành quy định thống nhất chung về tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý quan hệ lao động để dễ thực hiện. Có chính sách hỗ trợ, thu hút, khuyến khích đầu tư các công trình phúc lợi xã hội, thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu người lao động.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Mai Văn Huỳnh khẳng định Kiên Giang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để doanh nghiệp, công nhân, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức Công đoàn nâng cao nhận thức xây dựng mối quan hệ hài hòa với người lao động; lồng ghép phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, phát triển đảng viên, tổ chức Đảng, Công đoàn trong doanh nghiệp nhằm tạo cầu nối truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới các doanh nghiệp, người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Kiên Giang tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động; kịp thời kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về lao động, hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đẩy mạnh công tác phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút, khuyến khích về nhà ở, công trình phúc lợi xã hội, thiết chế Công đoàn. Quan tâm tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa chính quyền, Công đoàn, tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ bất cập, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh...
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đánh giá cao việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW tại tỉnh Kiên Giang và sự chỉ đạo kịp thời, cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương và người lao động. Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với người lao động được tăng cường, hiệu quả quản lý nhà nước được đảm bảo. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện thường xuyên, liên tục. Công tác đối thoại được thực hiện kịp thời, bảo đảm quyền, lợi ích cho người lao động.
Đồng chí Đỗ Ngọc An đề nghị tỉnh Kiên Giang thời gian tới quan tâm tới chính sách nhà ở cho người lao động, các chế độ học tập cho con em người lao động tại các khu công nghiệp; có giải pháp cụ thể, trao đổi với các ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Quan tâm đến công tác phát triển đảng viên, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp tư nhân, khu công nghiệp...
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An làm việc tại Công ty Cổ phần Thái Bình Kiên Giang.
Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 12.169 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có 2 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 416/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và người lao động đã có chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ngày càng được cải thiện; tác phong công nghiệp của người lao động được nâng cao.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nhiều chuyển biến, đổi mới, đa dạng cách thức tổ chức, nội dung phù hợp cho từng đối tượng. Công tác phát triển tổ chức Công đoàn, đoàn viên trong doanh nghiệp được quan tâm thực hiện.
Hiện toàn tỉnh Kiên Giang có 240 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang quản lý; có 110 doanh nghiệp có đủ điều kiện vận động thành lập tổ chức Công đoàn, trong đó có 7 công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp; 30 công đoàn cơ sở trong khu kinh tế và 192 công đoàn cơ sở thuộc các ngành nghề, địa bàn còn lại trong tỉnh.
Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Kiên Giang báo cáo với đoàn khảo sát.
Bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động, được rà soát, sắp xếp, củng cố thường xuyên; các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động được xây dựng, kiện toàn. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động được quan tâm chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về lao động.
Thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Lao động, tổ chức hội nghị người lao động tại doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn Công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở trong việc tham mưu chỉ đạo và phối hợp tổ chức thực hiện quy chế dân chủ; chỉ đạo các cấp Công đoàn tập trung chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp thực hiện tổ chức đối thoại định kỳ và tổ chức hội nghị người lao động tại doanh nghiệp.
Hàng năm, có hơn 65% công đoàn cơ sở doanh nghiệp tổ chức hội nghị đối thoại tại nơi làm việc; riêng năm 2022, có 180 công đoàn cơ sở phối hợp tổ chức đối thoại định kỳ và 162 công đoàn cơ sở phối hợp tổ chức hội nghị người lao động. Công đoàn các cấp nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của công nhân, đồng thời phối hợp giải quyết kịp thời, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp...
Tin và ảnh: THỦY TIÊN
(KGO) - Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 22-11, một người dân sống tại đường Mạc Cửu, khu phố Nguyễn Thái Bình, phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) phát hiện một thi thể nam giới nổi trên mặt nước tại khu vực kênh gần nhà nên báo cơ quan chức năng.
Tổng số lượt truy cập: