11/10/2023 10:19
Đồng chí Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư thắp hương tại lễ dâng hương.
Phát biểu tại lễ dâng hương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn - Trưởng ban tổ chức lễ hội nhấn mạnh, mỗi lần tổ chức Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là mỗi dịp chúng ta bày tỏ lòng tưởng nhớ, ghi ơn và luôn tự hào với khí phách và gương hy sinh oanh liệt của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Đặc biệt, nhắc nhở nhau biết yêu quý tự do, độc lập, luôn đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần mình xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của bao lớp tiền nhân, của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực...
Đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội đọc diễn văn tại buổi lễ.
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Với lòng yêu nước nồng nàn, người thanh niên dân chài Nguyễn Trung Trực đã tham gia vào lực lượng nghĩa quân của Trương Định hoạt động ở vùng Gò Công. Năm 1861, ông trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân khi tuổi đời còn rất trẻ (23 tuổi). Ông lãnh đạo nghĩa quân lập chiến công vang dội, đốt cháy và làm chìm tàu Espérance của quân Pháp trên sông Nhựt Tảo.
Ngày 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực tổ chức đánh úp và làm chủ tại đồn Kiên Giang trong một tuần lễ. Chiến thắng hiển hách, làm quân Pháp bàng hoàng. Sau đó, quân Pháp tập trung lực lượng từ Vĩnh Long kéo về chiếm lại đồn, trấn áp nghĩa quân.
Ông Đặng Công Bình - Trưởng Ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực đọc chúc văn tại lễ dâng hương.
Do lực lượng quá chênh lệch, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông, sau đó ra Phú Quốc.
Quân Pháp lại đưa quân ra tấn công Phú Quốc, khống chế, khủng bố nhân dân trên đảo, quyết tiêu diệt nghĩa quân. Khi sa vào tay giặc, chúng dùng lời khuyến dụ, mua chuộc nhưng ông không khuất phục. Ông đã khẳng khái nói trước quân thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”...
Từ sáng sớm, người dân diễu hành từ ngã tư Lạc Hồng - Nguyễn Trung Trực đến nơi diễn ra Lễ dâng hương.
Các đoàn biểu diễn lân sư rồng biểu diễn tại buổi lễ.
Tiết mục hát múa tại lễ dâng hương.
Đông đảo người dân đến thắp hương cho cụ Nguyễn.
Người dân diễu hành tại Lễ dâng hương, sáng 11-10.
Tin và ảnh: TÂY HỒ - TRUNG HIẾU
(KGO) - Ban Chỉ đạo “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 26 thành viên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và 15 thành viên là bí thư các huyện ủy, thành ủy. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh.
Tổng số lượt truy cập: