16/01/2021 11:08
QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh “nở rộ” các dự án năng lượng mặt trời, trong đó có việc lắp đặt áp mái nhà phù hợp với chủ trương, quy định pháp luật. Tuy nhiên một số nơi,các dự án năng lượng mặt trời lại lắp đặt trên đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản... Trả lời đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về trách nhiệm của ngành trong quản lý dự án năng lượng mặt trời, đồng chí Ngô Công Tước - Giám đốc Sở Công thương cho biết hiện trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện dự án năng lượng mặt trời nào mà tỉnh chỉ mới lập dự án đề xuất để xin chủ trương của Chính phủ đưa vào quy hoạch giai đoạn 2021-2025.
Đồng chí Ngô Công Tước thông tin riêng dự án năng lượng mặt trời áp mái quy mô nhỏ, Chính phủ quy định không cần lập dự án và khuyến khích nhà đầu tư, doanh nghiệp, tư nhân thực hiện lắp thiết bị năng lượng mặt trời áp mái trên mái công trình…Cá nhân chỉ cần làm thủ tục với Công ty Điện lực Kiên Giang thỏa thuận các điều kiện đảm bảo đấu nối trên lưới điện quốc gia.
Hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 2.256 đồng hồ lắp điện năng lượng mặt trời, với tổng công suất hơn 251MW (trong đó điện năng lượng mặt trời mái nhà 58MW, còn lại lắp trên các công trình, trang trại 194MW). “Sở Công thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện mô hình năng lượng mặt trời áp mái ở các trang trại có đảm bảo đúng quy định mục đích sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, tiêu chí trang trại, từ đó xác định trách nhiệm của địa phương, ngành điện…”, đồng chí Tước cho biết.
ĐẤU TRANH TỘI PHẠM MA TÚY
Đồng chí Trần Văn Mứng - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang thông tin tình hình tội phạm ma túyvà liên quan đến ma túy hiện có chiều hướng phát triển. Chất vấn Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, đồng chí Mứng hỏi: “Giám đốc cho biết thực trạng và giải pháp của ngành công an trong tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trấn áp tội phạm ma túy trên địa bàn như thế nào?”.
Đồng chí Trần Văn Mứng (đứng) - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang chất vấn Giám đốc Sở Công thương tại Kỳ họp thứ 26, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, sáng 13-1. Ảnh: TÂY HỒ
Đại tá Đỗ Triệu Phong - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang cho biết tội phạm ma túydiễn ra rất phức tạp. Trước đây ma túy chỉ là heroin và thuốc phiện, nay ma túy mang tính chất tổng hợp, nhiều dạng, mức độ tàn phá sức khỏe nặng nề hơn, người sử dụng ma túy có biểu hiện “ngáo đá”dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, thực hiện nhiều hành vi phạm tội.
Theo đồng chí Đỗ Triệu Phong, năm 2020, lực lượng công an bắt giữ 206 vụ, 266 tội phạm ma túy, tăng 30 vụ so năm 2019. Toàn tỉnh hiện có 2.966 người nghiện có hồ sơ quản lý (tăng 647 người so năm 2019). Ma túy hiện xâm nhập vào nông thôn nếu tình trạng này không giải quyết căn cơ rất đáng lo ngại trong tương lai bởi tội phạm ma túylà nguyên nhân của các loại tội phạm khác như giết người, trộm cắp, cướp giật…
“Đối với tội phạm ma túy,lực lượng công an đấu tranh thường xuyên, liên tục chứ không chỉ căn cứ vào các đợt cao điểm. Công an tỉnh chỉ đạo cảnh sát phòng, chống tội phạm ma túy không để phát sinh tội phạm, đường dây, ổ nhóm ma túy phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội địa phương…”, đồng chí Đỗ Triệu Phong nêu giải pháp.
SỚM ĐƯA BỆNH VIỆN ĐA KHOAKIÊN GIANG MỚI VÀO HOẠT ĐỘNG
Chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Võ Văn Hòa - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang cho rằng tiến độ đưa Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang mới vào hoạt động chậm, được rất nhiều cử tri quan tâm. Xung quanh vấn đề này, đồng chí Lâm Minh Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết việc đưa Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang vào hoạt động bị trì hoãn nhiều lần do trong quá trình thi công, các thiết bị gắn vào không phù hợp thiết kế cũ nên có điều chỉnh; công tác phối hợp chưa đồng bộnên triển khai các hạng mục chậm…
Đồng chí Võ Văn Hòa (đứng) - Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Kiên Giang chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kỳ họp thứ 26, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, sáng 13-1.Ảnh: TÂY HỒ
Kiểm điểm năm 2020, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đưa vấn đề này vào kiểm điểm, trong đó kiểm điểm trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, đặc biệt là người đứng đầu. Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, tuy nhiên tiếp tục phát sinh nhiều hạng mục; việc đấu thầu di dời đang được thực hiện, phương án di dời cũng phức tạp, cần có phương án cụ thể, thận trọng vì ngoài di dời thiết bị còn di dời bệnh nhân.“Dự kiến tháng 7-2021, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang mớichính thức đưa vào hoạt động”, đồng chí Lâm Minh Thành cho biết.
Về nhiệm vụ năm 2021, đồng chí Lâm Minh Thành đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cửđại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Tỉnh huy động các nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19.
“Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, tầng lớp nhân dân trong tỉnh tiếp tục chung sức đồng lòng, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tạo tiền đề vững chắc và điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển, duy trì là một trong những tỉnh dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, đồng chí Lâm Minh Thành kêu gọi.
LÊ VINH
(KGO) - Chiều 25-11, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Giang Thanh Khoa làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Kiên Lương về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn huyện Kiên Lương.
Tổng số lượt truy cập: