08/06/2022 11:19
Theo bài viết, trong giai đoạn 2017-2021, tỷ trọng điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng từ mức thực tế gần như bằng 0 lên gần 11%. Tỷ trọng này cao hơn so với các nền kinh tế lớn như Pháp hay Nhật Bản. Đến năm ngoái, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 thế giới. Nhấn mạnh cam kết đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính hồi tháng 11-2021 đã tuyên bố sẽ ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới và giảm lượng khí thải ròng của Việt Nam về mức bằng 0 vào năm 2050.
Các quốc gia Đông Nam Á khác muốn nâng cao cuộc chơi của mình có thể rút ra một vài kinh nghiệm từ Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã tăng gấp 4 lần công suất điện gió và điện mặt trời so với năm 2019. Bài viết khẳng định, thành tích phi thường này chủ yếu nhờ ý chí chính trị và các động lực thị trường. Năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách trả cho các nhà cung cấp năng lượng mặt trời với giá cố định lên tới 9,35 cent cho mỗi kilowatt/giờ cung cấp cho lưới điện, mức giá này là khá hào phóng vì chi phí sản xuất điện mặt trời cho mỗi kilowatt/giờ thường dao động từ 5-7 cent. Kết quả là 100.000 tấm pin mặt trời trên mái đã được lắp đặt trong năm 2019 và 2020, nâng công suất năng lượng mặt trời của Việt Nam lên 16GW. Nhiều quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã thử áp dụng việc tăng mức trả cho điện mặt trời, nhưng vẫn không đủ hấp dẫn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo bài viết, nếu muốn đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Theo Công ty tư vấn Dezan Shira, nhu cầu năng lượng ở Việt Nam đã tăng khoảng 10% mỗi năm trong thập niên qua.
Các trang trại điện mặt trời và điện gió ở Ninh Thuận, Việt Nam.
Nhận xét về Việt Nam, trang mạng của Hãng thông tấn Infox.ru (Nga) mới đây đăng tải bài viết của tác giả Grigory Trofimchuk, chuyên gia trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh, có nhan đề “Việt Nam - ngọn cờ đầu của ASEAN”, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong khu vực. Tác giả nhận định, Việt Nam không chỉ là một trong những ngọn cờ đầu của ASEAN mà còn thực sự chứng tỏ vai trò lãnh đạo của mình, trở thành người chơi trung tâm trong các vấn đề khu vực và là “chìa khóa” cho các vấn đề đó. Sức mạnh của Việt Nam chính là uy tín và vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế, có môi trường kinh doanh hấp dẫn, ổn định chính trị và chính sách đối ngoại có thể đoán định được.
Ông Grigory Trofimchuk cho rằng, lập trường nhất quán và mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc thiết lập môi trường hòa bình và ổn định trong toàn bộ khu vực, bao gồm cả tranh chấp trên Biển Đông là yếu tố quan trọng giúp Hà Nội thích nghi với tình hình địa chính trị hiện đại. Chuyên gia này cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong quá trình tìm kiếm đồng thuận với Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan tới Biển Đông, đặc biệt là thông qua sự chỉ đạo của đảng cộng sản hai nước để tạo ra các kết quả cụ thể. Điều này, theo tác giả, không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến lớn ở châu Á mà còn mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Nguồn: SGGP.online
(KGO) - Lào Cai hiện là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích), trong đó tại huyện Bảo Yên có đến 110 chết và mất tích.
Tổng số lượt truy cập: