01/12/2022 13:51
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2022. Ảnh: TTXVN
Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong tháng 11, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu, tăng trưởng kinh tế chậm lại: cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc; xung đột Nga-Ukraine kéo dài; lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; đồng USD tăng giá, kéo theo nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá.
Tình hình sản xuất, kinh doanh, thị trường suy giảm do khó khăn. Nguy cơ rủi ro tài chính, tiền tệ, nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực. Một số nền kinh tế lớn suy giảm; nhiều thị trường lớn có xu hướng giảm; biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan ngày càng phức tạp, khó lường.
Ở trong nước, chúng ta chấn chỉnh một số thị trường để hoạt động lành mạnh trở lại, tác động thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, tác động tâm lý khách hàng, nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta phải kiên quyết làm để bảo vệ người làm đúng, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng. Trong tháng cũng xuất hiện tình trạng khan hiếm xăng dầu; khó khăn trong xử lý thiếu thuốc, sinh phẩm…
Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã bình tĩnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp; đánh giá đúng tình hình đưa ra nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phù hợp hạn chế tác động tối thiểu nước ta.
Chính phủ thành lập một số tổ công tác về vốn, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, thị trường…; phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam theo dõi, chỉ đạo, khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế; giao Bộ trưởng Công thương xử lý tình trạng thiếu xăng dầu.
Tác động thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, tác động tâm lý khách hàng, nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta phải kiên quyết làm để bảo vệ người làm đúng, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng. Thủ tướng Phạm Minh Chính |
Với những nỗ lực trên, chúng ta đã kiểm soát được tình hình, do đó kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, kiểm soát lạm phát, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn; bội thu ngân sách, có dư địa để xử lý các vấn đề nổi lên, nhất là có dư địa để phục vụ việc tăng lương, đầu tư hạ tầng chiến lược;
Bên cạnh đó, Việt Nam xuất siêu hơn 10 tỷ USD; bảo đảm lương thực, thực phẩm, xuất khẩu nhiều nông sản, lương thực; thị trường lao động có khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu việc làm, dẫn đến công nhân phải bỏ việc, dãn việc nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giầy.
Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; tăng cường hoạt động đối ngoại được triển khai toàn diện và hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ, tình hình sắp tới còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là tác động từ bên ngoài, đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc tình hình, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý để làm tốt nhiệm vụ trong tháng 12 - tháng cuối năm 2022, hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao.
Liên quan các vấn đề nổi lên, chúng ta phải nỗ lực khắc phục triệt để thiếu xăng dầu, thuốc, sinh phẩm, liên quan tiêm chủng để kiểm soát dịch bệnh; liên quan các loại thị trường để an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân dịp Tết, không thể thiếu mặt hàng thiết yếu, không để tăng giá.
Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,6% so cùng kỳ năm trước. Cả nước có 194,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động (tăng 33,2%). Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20-11-2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 25,14 tỷ USD (giảm 5%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 19,68 tỷ USD (tăng 15,1%). Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng...
P.B.T tổng hợp
(KGO) - Lào Cai hiện là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích), trong đó tại huyện Bảo Yên có đến 110 chết và mất tích.
Tổng số lượt truy cập: