12/10/2024 07:44
Tỉnh Kiên Giang hiện đã xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với 2.243 người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; trong đó, đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên 1.180 người (795 nạn nhân ảnh hưởng trực tiếp, 385 người ảnh hưởng gián tiếp).
Ngoài ra, còn có trên 26.000 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội (trong số này có người dân sống trong vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học, để lại di chứng dị tật hiện chưa xác định được).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung phát biểu tại buổi làm việc.
Trung tướng Nguyễn Hữu Chính - Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đánh giá công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học và vận động nguồn lực hỗ trợ nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được cấp ủy, chính quyền và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kiên Giang chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật.
Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học và chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật, không để hồ sơ tồn đọng, không có đơn thư khiếu nại.
Công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam được quan tâm, quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương.
Công tác vận động các nguồn lực chăm lo cho nạn nhân da cam đạt kết quả cao. Từ năm 2015-2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kiên Giang đã vận động tiền, quà và vật chất trị giá trên 18 tỷ đồng hỗ trợ nạn nhân da cam, người khuyết tật, người nghèo trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trao 50 triệu đồng hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung mong Ban Bí thư Trung ương Đảng sớm tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW, đánh giá những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân; ban hành chủ trương tiếp tục triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, giai đoạn tiếp theo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mong muốn Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam có ý kiến kiến nghị Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn công tác điều tra, khoanh vùng, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu, hỗ trợ xác định nạn nhân.
Kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chí xác định nạn nhân là người dân bị nhiễm chất độc hóa học; hướng dẫn tổ chức điều tra, thống kê, hoàn thành việc xác định, công nhận nạn nhân qua các thế hệ; Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định danh mục các bệnh, tật, dị dạng, di tật có liên quan đến chất độc hóa học/dioxin.
Dịp này, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trao 50 triệu đồng hỗ trợ sinh kế cho 5 nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tin và ảnh: BẢO TRÂN
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: