29/09/2024 12:16
Văn nghệ chào mừng lễ khai mạc.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết, đã thành thông lệ, hàng năm, vào các ngày 26, 27 và 28 tháng tám âm lịch, nhân dân ở khắp nơi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh, thành phố trong cả nước và gần đây có cả đồng bào ở nước ngoài, cùng nhau tụ hội về TP Rạch Giá - nơi có ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực để chiêm bái, bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tri ân vị Anh hùng dân tộc.
Phát biểu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng như hoạt cảnh sân khấu tại lễ khai mạc đã điểm qua thân thế, sự nghiêp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung, nhấn mạnh đến hai chiến công tiêu biểu của cụ là “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa - Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Với tấm gương sáng ngời về Đức - Trí - Dũng, nhân dân đã khâm phục, suy tôn cụ Nguyễn làm “Thần”, trở thành huyền thoại được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng cho rằng, lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thể hiện tính nhân văn đặc sắc và tính xã hội hóa cao; từ rất lâu đã là một lễ hội của cộng đồng, của nhân dân. Đây chính là yếu tố căn bản quyết định sự thành công của lễ hội hàng năm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung phát biểu khai mạc lễ hội.
Hoạt cảnh cảnh cải lương tái hiện cuộc đời và sự nghiệp Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Đông đảo người dân về dự lễ khai mạc.
Tin và ảnh: TRUNG HIẾU - TÂY HỒ
(KGO) - Đúng vào kỷ niệm 8 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ngày 23-11-1948, Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) quyết định thành lập Trường Mác-xít tỉnh Rạch Giá. Khóa học đầu tiên được khai giảng tại chùa Phật Ninh, Rạch Ngang Trâu, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, quận Phước Long (nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng số lượt truy cập: