16/09/2022 14:20
Tại hội nghị, các đại biểu đóng góp vào phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; điều kiện tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và cam kết triển khai mạng viễn thông; việc cấp giấy phép sử dụng băng tần; chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần, kênh tần số được cấp thông qua đấu giá…
Phó Giám đốc VNPT Kiên Giang - Nguyễn Chí Bình phát biểu đóng góp dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, sáng 16-9.
Phó Giám đốc VNPT Kiên Giang - Nguyễn Chí Bình đề nghị: “Cần quy định cụ thể doanh nghiệp nào được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, doanh nghiệp nào không được tham gia vì có những lĩnh vực thuộc bí mật quốc gia chỉ nên cho doanh nghiệp Nhà nước được ưu tiên tham gia đấu giá, còn doanh nghiệp nước ngoài không được tham gia nhằm bảo đảm an ninh quốc gia”.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp của đại biểu, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổng hợp các ý kiến gửi về cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé (đứng) - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang chủ trì hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, sáng 16-9.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé cho biết, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, có 79 lượt ý kiến phát biểu thảo luận ở tổ, 8 lượt ý kiến phát biểu ở hội trường. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo luật.
Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan quán triệt, bám sát mục tiêu chính sách, quan điểm và yêu cầu đối với dự án luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 tiếp tục tổ chức khảo sát, hội thảo, tọa đàm để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện dự thảo luật.
Sau tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật đã bổ sung thêm 2 điều; sửa đổi, bổ sung thêm 4 điều (so với dự thảo luật đã trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 3). Đồng thời sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 64, Luật Xử lý vi phạm hành chính và phụ lục 4, Luật Đầu tư để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tin và ảnh: QUỐC TRINH
(KGO) - Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta đang được thực hiện với quyết tâm mạnh mẽ và hướng đi đúng đắn. Những nỗ lực này đã mang lại chuyển biến rõ rệt trong hệ thống chính trị, góp phần củng cố kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Kết quả đạt được đã tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, khẳng định cam kết bảo vệ lợi ích chung và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
Tổng số lượt truy cập: