24/01/2024 15:40
WHO khuyến cáo nên tiêm phòng sởi. Ảnh: REUTERS
WHO nhấn mạnh, diễn biến này rất đáng quan ngại. Các ca mắc sởi xuất hiện ở 40 trong tổng số 53 nước ở khu vực châu Âu. Nga và Kazakhstan có nhiều ca nhất, với 10.000 trường hợp mỗi nước.
Ở khu vực Tây Âu, Anh có nhiều ca nhiễm nhất với 183. WHO cho rằng tỷ lệ tiêm chủng ngừa căn bệnh này đã giảm trong đại dịch Covid-19 và “cần có những nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan thêm”.
Theo cảnh báo của WHO, sau khi du lịch quốc tế bùng nổ trở lại và các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ, nguy cơ bệnh sởi lây lan qua biên giới và trong cộng đồng sẽ gia tăng. Giám đốc khu vực của WHO Hans Kluge cho rằng tiêm chủng là cách duy nhất để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này.
Ước tính có khoảng 1,8 triệu trẻ sơ sinh ở khu vực châu Âu không được chủng ngừa bệnh sởi trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022. Thời gian qua, tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi đã giảm trên toàn cầu.
Trước đó, dịch sởi đột ngột bùng phát tại châu Âu ở mức độ nghiêm trọng khiến WHO phải lên tiếng cảnh báo vào giữa năm 2018, với 72 người đã chết vì sởi trong năm này tại châu Âu.
Theo SGGP online
(KGO) - Trưa 6-11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.
Tổng số lượt truy cập: