13/07/2021 08:59
Cụ thể, lạm phát của Eurozone có thể lên mức 1,9% trong năm nay, tăng so với mức 1,7% đưa ra trong dự báo hồi tháng 5. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đặc mục tiêu giữ lạm phát của Eurozone dưới mức 2%. Tuy nhiên, EC cũng cảnh báo lạm phát có thể cao hơn dự báo nếu hạn chế nguồn cung dai dẳng hơn và áp lực giá cả đẩy giá tiêu dùng mạnh hơn.
Theo EC, nguyên nhân khiến ủy ban này điều chỉnh dự báo phần lớn là do các nền kinh tế của Eurozone đã mở cửa trở lại trong quý II-2020 và du lịch dự kiến cũng được thúc đẩy trong EU. Bên cạnh đó, EC cũng cảnh báo nguy cơ triển vọng kinh tế vẫn ở mức cao, do đó, hối thúc các nước đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm khống chế các mối đe dọa do sự lây lan và xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta.
Đồng tiền mệnh giá 100 euro tại Rome, Italy.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trước phản ứng tích cực của hoạt động kinh tế sau khi Chính phủ Italy nới lỏng các hạn chế, Ủy ban châu Âu cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nước này lên 5% trong năm 2021, cao hơn so với dự báo 4,2% đưa ra trong mùa xuân. EC nêu rõ mặc dù chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, song hoạt động kinh tế tại Italy phục hồi nhanh hơn so với dự kiến và tăng nhẹ trong quý đầu năm 2021.
Những dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất và các thống kê khảo sát về doanh nghiệp và người tiêu dùng cho thấy GPD của Italy sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II-2020 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2021. Về chỉ số lạm phát, EC cho rằng việc tăng giá dầu sẽ khiến chỉ số lạm phát tăng lên 1,4% trong năm 2021 và trở lại mức 1,2% trong năm 2022.
Nguồn: TTXVN
(KGO) - Trưa 6-11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.
Tổng số lượt truy cập: