13/10/2021 08:48
Theo cam kết đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp quốc năm 2009 ở Copenhagen (Đan Mạch), các nước giàu sẽ tăng dần viện trợ cho các nước thu nhập thấp toàn cầu lên mức 100 tỷ USD (86,5 tỷ euro) mỗi năm vào năm 2020. Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết một thập kỷ sau, mục tiêu này vẫn còn rất xa khi mới chỉ có tổng cộng dưới 80 tỷ USD được giải ngân vào năm 2019. Trong khi đó, các tổ chức phi chính phủ cho biết nếu chỉ xem xét các khoản trợ cấp, không tính các khoản vay, số tiền trên chỉ còn gần một nửa.
Với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã tăng gấp đôi viện trợ và cam kết 11,4 tỷ USD/năm vào năm 2024, nhưng con số này vẫn không đủ để thu hẹp khoảng cách. Canada và Đức dự kiến sẽ công bố các cam kết bổ sung trước hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sắp diễn ra vào tháng 11-2021 tại thành phố Glasgow (Scotland).
Chủ trì COP26, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng khi các nước đang phát triển tìm đến chúng tôi để được giúp đỡ, chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm của mình”. Theo ông Boris Johnson, một trong những thách thức lớn nhất mà các cuộc đàm phán về khí hậu phải đối mặt là sự thiếu hụt lòng tin giữa các bên và tài chính khí hậu có thể là vấn đề gay gắt nhất được đưa ra thảo luận tại hội nghị tới.
Cháy rừng lan rộng tại khu vực ngoại ô thành phố Perth, Australia, ngày 2-2-2021.
Trưởng Ban khí hậu Liên Hiệp quốc Patricia Espinosa nhất trí rằng thực hiện cam kết chính là một “chìa khóa” để giải quyết các vấn đề nan giải khác. Phát biểu với các nhà báo, bà Patricia Espinosa nói: “Nếu chúng ta có thể có được một viễn cảnh tốt về cam kết 100 tỷ USD, chúng ta sẽ có phương tiện để đạt tiến bộ trong một số vấn đề khác”.
Vào năm 2009, 100 tỷ USD có vẻ là một mức lớn, nhưng những ước tính đã tăng vọt gần đây sau khi xảy ra hàng loạt đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán và hơn thế nữa. Các chuyên gia cho biết sau những cơn bão mạnh, số tiền này gần như không đủ, thậm chí là quá nhỏ so với các gói phục hồi COVID-19 trị giá hàng ngàn tỷ USD đã được tung ra. Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia tài chính khí hậu do Liên Hiệp quốc ủy quyền nhấn mạnh: “Mục tiêu 100 tỷ USD cần được coi là mức sàn chứ không phải là mức trần”.
Cựu Tổng thống Maldives Mohamed Nasheed, đại diện cho Diễn đàn Tổn thương khí hậu (CVF) của 48 quốc gia có dân số gộp lại là 1 tỷ người, cho biết vấn đề tài chính khí hậu nên được mở rộng cả việc xóa nợ quốc gia. Ông Nasheed cho biết sẽ đưa ra đề xuất này tại các cuộc đàm phán ở Glasgow.
(KGO) - Trưa 6-11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.
Tổng số lượt truy cập: