08/10/2020 10:05
Tự chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (đất ở đô thị, đất ở nông thôn…), nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d, khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai là hành vi hủy hoại đất, cụ thể là làm mất khả năng sử dụng đất hoặc làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định bằng các hành vi san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so các thửa đất liền kề; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng... Mục đích sử dụng đất đã được xác định ở đây là do Nhà nước xác định khi giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP xử phạt hành vi chuyển đất trồng lúa trái phép sang các loại đất khác đã có sự khác biệt cơ bản. Theo đó, mức phạt ở thành thị cao gấp đôi ở nông thôn, mức phạt tối đa tăng 10 lần, từ 50 - 500 triệu đồng.
Đất trồng lúa tại thị trấn Hòn Đất (Hòn Đất). Ảnh: MINH KHANG
Điều 9, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng với diện tích tự ý chuyển mục đích; thấp nhất dưới 0,5ha bị phạt đến 5 triệu đồng; cao nhất từ 3ha trở lên bị phạt đến 50 triệu đồng. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1ha có thể bị phạt đến 5 triệu đồng, diện tích từ 3ha trở lên có thể bị phạt đến 70 triệu đồng.
Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng… quy định tại Điều 10, Luật Đất đai) trái phép tại khu vực nông thôn cũng bị áp dụng nhiều mức phạt. Theo đó, diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01ha sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng; từ 3ha trở lên bị phạt đến 250 triệu đồng.
Theo quy định pháp luật, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang các loại đất khác về cơ bản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên trong những trường hợp quy định tại khoản 7, Điều 14, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP cho phép việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, hộ gia đình, cá nhân phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xem xét quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi. |
Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép có mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tại khu vực nông thôn, tức là mức phạt cao nhất có thể đến 500 triệu đồng, tăng gấp 10 lần so với mức phạt tối đa so với Nghị định số 102/2014/NĐ-CP.
Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; số lợi bất hợp pháp được xác định.
Thạc sĩ BÙI ĐỨC ĐỘ
(Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang)
(KGO) - Từ lâu, người dân vùng biên giới TP. Hà Tiên đã quen thuộc với cán bộ, chiến sĩ biên phòng ngày đêm tuần tra, trực gác; quen với sự vận động, tuyên truyền về chủ quyền, đường biên, cột mốc, phổ biến pháp luật, thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo… Với những việc làm rất đời thường những khi tiếp xúc với nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên đã làm cho nghĩa tình quân dân vùng biên giới Hà Tiên ngày càng thắm thiết, bền chặt.
Tổng số lượt truy cập: