29/09/2020 09:09
Chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên từ ngày 1-7-2020 theo Luật Giáo dục năm 2019 phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, ngày 30-6-2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo, gồm: Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, còn đủ 7 năm công tác (84 tháng); giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, còn đủ 8 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng; giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, còn đủ 7 năm công tác (84 tháng).
Cô Trương Thị Hồng Trắng - giáo viên môn lịch sử Trường Trung học phổ thông Long Thạnh (Giồng Riềng) hướng dẫn học sinh xem bản đồ lịch sử. Ảnh: BẢO TRÂN
Số giáo viên còn lại không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được nêu tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP thì thực hiện theo Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT, ngày 25-8-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể sẽ tiếp tục bố trí giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định đối với giáo viên đáp ứng một trong 2 điều kiện: Trong 2 năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành (năm học 2018-2019, 2019-2020), giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên; được phân loại, đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên và có đủ sức khỏe. Không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục cho đến khi nghỉ hưu theo quy định đối với giáo viên trong 2 năm liên tiếp liền kề (năm học 2018-2019, 2019-2020) mà có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định.
Nếu giáo viên nào chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thuộc các trường hợp trên có thể thuộc diện thôi việc và tinh giản biên chế theo các quy định hiện hành. Đối với cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, tùy vào trường hợp có thể cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và tinh giản biên chế, tiếp tục đảm nhiệm chức vụ quản lý trường học đến hết nhiệm kỳ bổ nhiệm hoặc cho thôi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tương ứng với mức độ đánh giá xếp loại hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu.
Liên quan đến đào tạo nâng chuẩn hoặc tinh giản biên chế giáo viên, theo Công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 1-10-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đánh giá giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông một năm thực hiện một lần vào cuối năm học, những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo thì bị xếp loại chưa đạt chuẩn nghề nghiệp.
Đối với giáo viên, ngay từ đầu năm học cần chủ động thực hiện, tập hợp minh chứng các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng để xác thực một cách khách quan mức độ đạt được trong việc dạy học theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT.
Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10-10-2020 và thay thế Quyết định số 22/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 12-5-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.
Thạc sĩ BÙI ĐỨC ĐỘ
(Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang)
(KGO) - Từ lâu, người dân vùng biên giới TP. Hà Tiên đã quen thuộc với cán bộ, chiến sĩ biên phòng ngày đêm tuần tra, trực gác; quen với sự vận động, tuyên truyền về chủ quyền, đường biên, cột mốc, phổ biến pháp luật, thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo… Với những việc làm rất đời thường những khi tiếp xúc với nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên đã làm cho nghĩa tình quân dân vùng biên giới Hà Tiên ngày càng thắm thiết, bền chặt.
Tổng số lượt truy cập: