07/09/2020 14:55
Chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, ngày 31-8-2018 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP) có đối tượng áp dụng rất rộng, từ cán bộ, công chức ở Trung ương đến cấp xã, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, ngày 17-11-2000 của Chính phủ.
Điều 6, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức còn hạn chế về năng lực thuộc một trong 3 trường hợp. Thứ nhất, có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. Thứ hai, có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp. Thứ ba, không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Tương tự, đối với viên chức nếu thuộc một trong 2 trường hợp sau sẽ xem xét tinh giản biên chế: Thứ nhất, trong 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, có 1 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; thứ hai, không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Như vậy, trường hợp bị giảm biên chế được áp dụng đối với cán bộ, công chức và viên chức khi có 2 năm liên tiếp được phân loại, đánh giá còn hạn chế về năng lực hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không phụ thuộc vào sự tự nguyện, mà họ bị giảm biên chế. Còn trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, nếu họ tự nguyện (có đơn) và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho giảm biên chế.
Ví dụ: Công chức A năm 2019 và năm 2020 được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; công chức B năm 2019 hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, năm 2020 không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; công chức C, năm 2020 xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo quy định của nghị định, các công chức A, B, C đều đủ điều kiện về đánh giá năng lực để tinh giản biên chế năm 2021, trong đó A, B bị cơ quan tinh giản biên chế, còn C cơ quan chỉ tinh giản biên chế khi C có đơn tự nguyện.
Đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP trong điều kiện bình thường không làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nếu đủ 55 đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và các chế độ: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH (từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương; được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 54, Luật BHXH.
Các trường hợp khác, tùy theo độ tuổi và thời gian đóng BHXH sẽ có mức hưởng khác nhau theo quy định tại Điều 8, nghị định này.
2020 là năm cuối cùng để thực hiện điều kiện tinh giản biên chế về đánh giá năng lực đối với cán bộ, công chức, viên chức trước khi chính sách tinh giản biên chế theo nghị định này khép lại ngày 31-12-2021.
BÙI ĐỨC ĐỘ
(Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang)
(KGO) - Ngày 22-12-1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - Ðội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng số lượt truy cập: