01/09/2020 09:12
Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị quy định nội dung vi phạm và hình thức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Quy định này thay thế Quy định số 18-QĐ/TW trước đây. Để thực hiện Quy định số 102-QĐ/TW, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW, ngày 22-3-2018.
Mỗi công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhưng đồng thời phải có nghĩa vụ chấp hành pháp luật; nếu người khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật có thể chịu các chế tài hành chính, dân sự, hình sự. Riêng đối với đảng viên, ngoài việc xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bị kỷ luật đảng bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, khai trừ tương ứng với hậu quả gây ra ở mức ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
Đảng viên có một trong các hành vi: Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên; cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo; tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép, mua chuộc tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội; có trách nhiệm thụ lý, giải quyết tố cáo nhưng tiết lộ thông tin, tài liệu làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết; thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, cản trở quyền khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định về khiếu nại, tố cáo... gây hậu quả ít nghiêm trọng có thể bị kỷ luật khiển trách (khoản 1, Điều 15, Quy định số 102-QĐ/TW).
Hành vi thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cũng được nêu rõ trong Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW. Đó là các hành vi: Nhận được đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết nhưng dìm bỏ, không xem xét, giải quyết; giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo không kịp thời theo đúng thời gian quy định mà không có lý do chính đáng; giải quyết không khách quan; tiết lộ danh tính, địa chỉ, bút tích của người tố cáo cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; không chuyển đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết; không thông báo kết quả giải quyết tố cáo (bằng hình thức thích hợp) cho người tố cáo biết.
Khoản 2, Điều 15, Quy định số 102-QĐ/TW đặt ra trong trường hợp đảng viên đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), trong đó thêm nhiều hành vi vi phạm lần đầu không có trong quy định tại khoản 1 như tố cáo mang tính bịa đặt, vu khống, đả kích, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác. Đối với việc tố cáo nhưng được kết luận có nội dung đúng, có nội dung sai hoặc đúng về hiện tượng nhưng không đúng về bản chất thì không bị coi là tố cáo bịa đặt, vu khống.
Nếu đảng viên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 15, Quy định số 102-QĐ/TW gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp: Tổ chức, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân... sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng.
BÙI ĐỨC ĐỘ
(Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang)
(KGO) - Ngày 22-12-1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - Ðội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng số lượt truy cập: