20/07/2020 15:13
THÁO GỠ KHÓ KHĂN
Thực tiễn công tác thi hành án dân sự thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án. Nhằm nâng cao chất lượng, tỷ lệ thi hành án dân sự, đồng chí Nguyễn Văn Vũ - Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh cho biết 5 tháng đầu năm 2020, Cục thi hành án dân sự tỉnh chỉ đạo các chi cục thi hành án dân sự trong tỉnh tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, đồng thời phối hợp các cơ quan liên quan bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các vụ việc khó thi hành, kéo dài nhiều năm. Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Vũ, để giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng, ngành thi hành án dân sự cần sự chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cấp, ngành liên quan.
Đồng chí Phạm Vũ Hồng (đứng) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, trong đó yêu cầu tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác thi hành án dân sự.
Thời gian qua, hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh và các huyện, thành phố từng bước đi vào nề nếp. Ban Chỉ đạo kịp thời cho ý kiến chỉ đạo giải quyết nhiều vụ việc vướng mắc, khó thi hành. Phát huy kết quả đạt được, tại cuộc họp trực tuyến sơ kết công tác của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh năm 2019, đồng chí Phạm Vũ Hồng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới, Ban Chỉ đạo kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc trọng điểm, giá trị tài sản thi hành lớn, phức tạp, các vụ việc liên quan tới tín dụng, ngân hàng, tham nhũng. Cũng tại cuộc họp, đồng chí Phạm Vũ Hồng yêu cầu Cục thi hành án dân sự tỉnh chủ động báo cáo Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh đối với những vụ việc khó thi hành, đồng thời chủ động báo cáo Bộ Tư pháp, Tổng cục thi hành án dân sự những vướng mắc, khó khăn để được chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời.
TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP
Hoạt động thi hành án dân sự liên quan nhiều lĩnh vực, ngành. Kinh nghiệm cho thấy, ở những nơi cơ quan thi hành án dân sự phối hợp chặt chẽ chính quyền, đoàn thể, các cơ quan liên quan trên địa bàn thì công tác tổ chức thi hành án thuận lợi. Đồng chí Trần Hoàng Anh - Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện An Biên phân tích: “Nếu chỉ mỗi cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án sẽ khó đảm bảo thực hiện tốt và hoàn thành các chỉ tiêu. Do vậy, để đảm bảo công tác thi hành án dân sự thực hiện tốt đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các cơ quan liên quan như Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhất là việc phối hợp để kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án”. Theo đồng chí Trần Hoàng Anh, thời gian tới, Chi cục thi hành án dân sự huyện An Biên tăng cường phối hợp các ngành liên quan, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc tống đạt các văn bản đến các đương sự, vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
Tại cuộc họp triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2020 do Cục thi hành án dân sự tỉnh tổ chức, một số đại biểu nhấn mạnh, để thực hiện công tác thi hành án dân sự tốt hơn thời gian tới cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành liên quan vì thời gian qua sự phối hợp này có lúc chưa chặt chẽ. Đồng chí Trần Thanh Út - Trưởng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh đề xuất các chi cục thi hành án dân sự cần tăng cường công tác tham mưu, đề xuất họp Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự để xem xét, cho ý kiến việc phối hợp các ngành tham gia giải quyết những vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài và những vụ việc có ý kiến kết luận, chỉ đạo của chủ tịch ủy ban nhân dân, trưởng ban chỉ đạo thi hành án dân sự huyện, tỉnh. Cơ quan thi hành án dân sự và tòa án nhân dân cùng cấp thường xuyên phối hợp sớm đưa các vụ việc tài sản kê biên có tranh chấp ra xét xử để cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thi hành án và sớm kết thúc việc thi hành án.
Án liên quan đất đai thường chiếm số lượng lớn các vụ án được tổ chức thi hành. Thời gian qua, sự phối hợp của cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan tài nguyên và môi trường trong công tác tổ chức thi hành các vụ án này cơ bản đáp ứng yêu cầu. Đề cập đến vấn đề này, tại cuộc họp trực tuyến sơ kết công tác của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh năm 2019, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết thời gian tới, ngành tăng cường trách nhiệm phối hợp ngành thi hành án dân sự tỉnh tổ chức thi hành các án liên quan quyền sử dụng đất. Cũng tại cuộc họp này, đại diện Tòa án nhân dân tỉnh cho biết sắp tới, các cơ quan tòa án phối hợp cơ quan thi hành án dân sự sớm đưa các vụ việc tài sản kê biên có tranh chấp ra xét xử.
Nhấn mạnh giải pháp thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Vũ cho biết: “Ngành thi hành án dân sự tỉnh tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, phối hợp thi hành các vụ án lớn, khó khăn, phức tạp. Cục thi hành án dân sự tỉnh tăng cường phối hợp các ngành, cấp, các cơ quan liên quan vận động, tuyên truyền về công tác thi hành án dân sự cũng như giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài”.
CHÚ TRỌNG GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG CHẤP HÀNH VIÊN
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực của đội ngũ chấp hành viên. Do đó, việc nâng cao năng lực của chấp hành viên, xây dựng lực lượng chấp hành viên có đạo đức tốt, giúp đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra là yêu cầu cấp bách hiện nay. Xác định được điều này, Cục thi hành án dân sự tỉnh đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng năm 2020 là tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, nhất là đội ngũ chấp hành viên trong tỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hạn chế cán bộ, công chức vi phạm. Liên quan vấn đề này, đồng chí Trần Thanh Út cho rằng ngành thi hành án dân sự cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong toàn hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, nhất là chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức thi hành án.
"Thời gian tới, ngành thi hành án dân sự duy trì và tăng cường mối quan hệ với các cấp, ngành để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi giúp các đơn vị thi hành án dân sự hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao hàng năm. Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của ngành, Cục Thi hành án dân sự sẽ kịp thời cho ý kiến chỉ đạo những vụ việc có tính chất phức tạp, án tín dụng ngân hàng, án có giá trị lớn…"
Đồng chí NGUYỄN VĂN VŨ
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Việc thực hiện đạt các chỉ tiêu về thi hành án dân sự phụ thuộc lớn vào hiệu quả công việc của các chấp hành viên. Do đó, trong bối cảnh án thụ lý thi hành ngày càng tăng nhưng biên chế chấp hành viên không tăng, bên cạnh các giải pháp chung được đề ra, hơn ai hết, từng chấp hành viên cần phát huy hơn nữa vai trò, tích cực, chủ động hơn và không ngừng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao để đóng góp vào việc hoàn thành chỉ tiêu chung của ngành thi hành án dân sự.
Bài và ảnh: TÚ LY
(KGO) - Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Tổng số lượt truy cập: