17/07/2020 16:39
Ông Võ Thanh Trong, ngụ huyện Giồng Riềng từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khi 15 - 16 tuổi. Thời gian này, ông tham gia ở chiến trường miền Nam và miền Đông. Khoảng năm 20 tuổi, ông cưới vợ và có một người con. Gần 10 năm sau, có thời điểm ông qua chiến trường Campuchia. Thời chiến tranh khó liên lạc, ông không thông tin về nhà được nên có người tưởng ông hy sinh hoặc mất tích. Vợ của ông Trong tưởng vậy nên lấy chồng khác. “Bộ đội thường di chuyển nhiều nơi. Thời chiến tranh rất khó thông tin, liên lạc về gia đình nên vợ chồng tôi ly tán. Khoảng tháng 10-1973, trong một chuyến tập huấn, tôi được về thăm nhà mới biết vợ tôi có chồng mới. Tôi nhờ tổ chức, chính quyền làm giấy chứng nhận cho tôi ly hôn rồi về đơn vị công tác tiếp đến năm 1975”, ông Trong kể.
Một lần, tình cờ ông Trong gặp một người phụ nữ đi thăm anh trai cùng đơn vị với ông đóng quân ở Hà Tiên. Người phụ nữ này trước đây có chồng là thượng sỹ Tiểu đoàn 207 nhưng đã hy sinh. Gặp nhau vài lần sau đó, ông và người phụ nữ cảm mến nhau, tìm hiểu, thấy hợp nhau về hoàn cảnh, tính nết, quan điểm sống nên quyết định đi đến hôn nhân năm 1976. “Lúc ấy, cô ấy có 2 con gái nhỏ, còn tôi lại rất thích trẻ con. Sau khi tìm hiểu và làm quen, tôi thấy hợp với cô ấy về hoàn cảnh gia đình nên báo đơn vị tổ chức lễ thành hôn. Gia đình bên chồng trước của cô ấy cũng tác hợp cho chúng tôi vì thấy tôi là bộ đội, hiền lành, đạo đức tốt lại hợp với gia đình”, ông Trong chia sẻ. Sống chung từ đó đến nay, ông Trong và vợ sinh được 4 người con. Gia đình sống rất hạnh phúc.
Chồng bị bắt quân dịch và qua đời lúc con mới vài tháng tuổi, bà Hoàng Thị Loan, ngụ huyện Tân Hiệp phải sống cảnh mẹ góa, con thơ một thời gian dài. Thấy bà Loan còn trẻ, mẹ chồng bà khuyên bà nên đi thêm bước nữa. Sau thời gian sống chung với mẹ chồng, bà Loan xin về nhà mẹ ruột sinh sống, tiếp tục nuôi con. Bà Loan, kể: “Lúc còn trẻ, tôi xinh gái lắm. Trong một lần đi gom lúa ngoài đồng, tôi quen với một thanh niên cùng đi làm nông. Anh ấy nói chuyện rất khéo léo, lanh lẹ. Có cảm tình nhau, qua tìm hiểu, chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới sau 5-6 tháng quen nhau”. Thấy ông Trong còn trẻ, chị dâu khuyên bà Loan chọn người khác, vì sợ sau khi bà sinh con, nhan sắc không còn đẹp như lúc trẻ sẽ bị chồng bỏ. Gần đến ngày đám cưới, bà Loan mới biết chồng sắp cưới nhỏ hơn bà 5 tuổi. “Lúc đầu, tôi lo lắng và muốn từ chối tình cảm với anh Trong, nhưng anh quyết tâm đến với tôi và hứa sẽ sống cùng tôi đến cuối đời. Tôi thấy anh ấy thương thật lòng nđồng ý tổ chức đám cưới năm 1975”, bà Loan bộc bạch. Hôn nhân lần thức hai cũng đem đến hạnh phúc cho bà Loan. Vợ chồng bà chào thêm 7 người con.
Ông Võ Thanh Trong cùng vợ sống ấm no, hạnh phúc bên con cháu.
Từ khi người chồng đầu tiên qua đời, bà P.T.B, ngụ huyện Châu Thành không lo nghĩ chuyện riêng tư mà quyết tâm làm mẹ đơn thân nuôi 4 người con khôn lớn và trưởng thành. Dành hết tình thương cho con, bà B dồn sức lo cho các con để con có việc làm ổn định, thành đạt. Ước muốn đã thành hiện thực, vì các con của bà B đã yên bề gia thất, thành tài, nghề nghiệp ổn định. Cảm thấy nhẹ gánh khi hoàn thành trách nhiệm làm mẹ, bà B nguyện góp sức làm từ thiện ở một ngôi đình trên địa bàn huyện Châu Thành đến hết cuộc đời, cầu mong sức khỏe cho bản thân và các con. Tại đây, mối duyên mới đến, bà gặp một người đàn ông cũng sống cảnh đơn thân mấy chục năm qua. Ông ấy cùng làm từ thiện chung ngôi đình với bà B. Hai người đồng cảm, hiểu nhau và quyết định đến với nhau, thành vợ chồng khi bà ở tuổi 58, ông 64 tuổi. Bà P.T.B, chia sẻ: “Không nghĩ giàu, nghèo. Tôi đến với ông ấy vì thương tính ông ít nói, hiền, tốt bụng, giỏi việc, ai cũng thương. Tôi và ông ấy gặp nhau cách nay 8 năm. Chúng tôi đã già, sống với nhau để làm bạn già, cùng lo lắng, chia sẻ buồn vui và chăm sóc nhau cho ấm lòng hơn, không nghĩ gì nữa”.
Đến với nhau lúc tuổi còn trẻ hay xế chiều, tuy hoàn cảnh sống khác nhau nhưng điểm chung các gia đình chấp nối trên là nỗ lực góp sức xây tổ ấm, vun đắp hạnh phúc.
Bài và ảnh: KIM CẢNH
(KGO) - Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Tổng số lượt truy cập: