19/11/2022 18:32
Ngày 19-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam (IUCN) tổ chức cuộc họp tham vấn các bên liên quan về việc quản lý, khai thác bền vững nguồn lợi nghêu lụa vùng biển ven bờ tỉnh Kiên Giang.
Hiện nay, hoạt động khai thác nghêu lụa trên địa bàn tỉnh bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều tàu cá khai thác không có giấy phép, khai thác trong thời gian cấm, khai thác thủy sản sai kích cỡ quy định... Bên cạnh đó, chưa có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn lợi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.
Để góp phần quản lý tốt ngành khai thác nghêu lụa, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1772, ngày 19-7-2022 về phê duyệt dự án xây dưng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi nghêu lụa ở xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương. Quy mô dự án 500ha, thực hiện từ năm 2022-2024.
Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Quảng Trọng Thao, mục tiêu của dự án xây dưng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi nghêu lụa ở xã Sơn Hải nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức cộng đồng địa phương gắn với giao quyền quản lý nguồn lợi nghêu lụa; quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Từ đó nhân rộng các mô hình quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Dự án sẽ thành lập 1 mô hình quản lý trong bảo vệ nguồn lợi nghêu lụa ở xã Sơn Hải; xây dựng khu vực giao quyền, giám sát bảo vệ nguồn lợi nghêu lụa ở xã Sơn Hải; đề xuất các giải phát nhân rộng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Quảng Trọng Thao (đứng) phát biểu tại cuộc họp.
Ông Huỳnh Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận chia sẻ: "Tỉnh Bình Thuận đã xây dựng và vận hành được các tổ chức cộng đồng ngư dân tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó, vai trò của các hội sẽ tuyên truyền, vận động hội viên chấp hành đúng các quy định về khai thác thủy sản. Các hội viên đoàn kết, giúp đỡ, chia sẽ khó khăn trong sản xuất; khắc phục được tình trạng khai thác nghêu lụa non thông qua việc mua lại nghêu lụa non để thả về các điểm nhân giống”.
Kết quả từ việc thành lập các tổ chức cộng đồng ngư dân đã thay đổi nhận thức của ngư dân tỉnh Bình Thuận từ khai khai thác chuyển sang bảo vệ và giữ gìn nguồn lợi thủy sản.
Ông Chu Thế Cường - Quản lý dự án bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long MDC thuộc IUCN Việt Nam cho biết, sẽ hỗ trợ tỉnh Kiên Giang thí điểm việc xác định các khu vực tiềm năng, thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 3 cụm đảo Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc; xây dựng các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản...
Cuộc họp đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, những kinh nghiệm quý báu của các tỉnh đã thành công trong việc xây dựng các mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Ngày 20-11, tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vụ đông xuân 2024-2025 thuộc đề án 1 triệu ha.
Tổng số lượt truy cập: