26/10/2023 20:19
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang Doãn Tấn Đạt (đứng) phát biểu tại buổi giám sát.
Tại buổi giám sát, đồng chí Doãn Tấn Đạt - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, trưởng đoàn giám sát đánh giá huyện Tân Hiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, triển khai chính sách theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, Nghị quyết số 340/2020/NQ-HĐND, ngày 27-7-2020 của HĐND tỉnh Kiên Giang và Kế hoạch số 88/2021/KH-UBND, ngày 27-4-2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025.
Tuy nhiên, việc tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách trên chưa đồng bộ, chưa mang lại hiệu ứng sâu rộng. Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ còn chậm, đôi khi chưa kịp thời.
Đồng chí Doãn Tấn Đạt đề nghị trong thời gian tới UBND huyện Tân Hiệp cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp tuyên truyền, phổ biến và tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trên địa bàn huyện; tích cực vận động các doanh nghiệp, nông dân tham gia liên kết sản xuất.
Theo UBND huyện Tân Hiệp, toàn huyện có 19.201 hộ sản xuất nông nghiệp, 59 hợp tác xã nông nghiệp và 58 tổ hợp tác. Tổng diện tích áp dụng các mô hình liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện từ năm 2022 đến nay là 8.391ha sản xuất lúa hữu cơ an toàn, với 98 cánh đồng, hơn 3.000 hộ tham gia.
Tổng kinh phí huyện hỗ trợ thực hiện các mô hình, dự án từ năm 2022 đến nay là 18,5 tỷ đồng, chủ yếu thực hiện trạm bơm thông minh, cánh đồng lớn gắn với chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Trên địa bàn huyện có 10 hợp tác xã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đầu tư thuộc nguồn vốn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh năm 2023 với tổng kinh phí 5 tỷ đồng.
Nông dân huyện Tân Hiệp thu hoạch lúa.
Theo UBND huyện Tân Hiệp, thời gian qua, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp còn hạn chế. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã, nông dân và doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập trong thỏa thuận về giá cả, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng… Do đó, nông dân và các hợp tác xã chưa tích cực tham gia và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất.
Tin và ảnh: THU OANH
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: