06/05/2020 08:25
PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN
Vài năm gần đây, anh Trần Duy Khanh, ngụ ấp Vàm Biển, xã Lình Huỳnh thành công với mô hình nuôi cá bống mú dưới tán rừng phòng hộ ven biển. Được giao khoán đất rừng để vừa bảo vệ rừng, vừa khai thác 30% diện tích phát triển kinh tế, anh Khanh mạnh dạn thực hiện mô hình nuôi cá bống mú. Với đặc thù rừng phòng hộ ven biển, phần lớn người dân thực hiện mô hình nuôi tôm, tôm - cua, song qua tự nghiên cứu anh Khanh thực hiện mô hình nuôi cá bống mú. Hàng năm, anh Khanh thả khoảng 5.000 cá bống mú trong ao dưới tán rừng. Cá nuôi khoảng 8 tháng đạt từ 700 - 800gram, anh bắt từ ao thả nuôi trong mùng để thuận tiện cho việc cho ăn, thu hoạch. Anh Khanh nói: “Cá cho vào nuôi mùng từ 2 - 4 tháng có trọng lượng từ 1 - 1,3kg/con sẽ thu hoạch. Cá nuôi thiên nhiên nên tỷ lệ hao hụt khoảng 50%. Từ 5.000 con nuôi ban đầu đến khi thu hoạch hơn 2 tấn cá, giá từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, ước lãi khoảng 200 triệu đồng. Ngoài nuôi cá bống mú, tôi nuôi tôm - cua dưới tán rừng phòng hộ, so sánh thấy nuôi cá cho lãi cao hơn”.
Đồng chí Lê Văn Giàu - Bí thư Chi bộ Nông nghiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất cho biết: “Chi bộ tập trung lãnh đạo cơ quan, các trạm chuyên môn của huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo TCCNNN huyện; tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm”. Qua TCCNNN, mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện phát triển khá đa dạng theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung nuôi một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá nước lợ... Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện hiện đạt 7.330ha, sản lượng 22.680 tấn, tăng 4.980 tấn so năm 2015. Huyện triển khai kế hoạch cho thuê 6.500ha mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản góp phần bảo vệ rừng phòng hộ, nguồn lợi thủy sản và môi trường biển cho trên 360 hộ.
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT
Thực hiện TCCNNN, Chi bộ Nông nghiệp tập trung lãnh đạo cơ quan Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị trực thuộc tham mưu Ủy ban nhân dân huyện rà soát quy hoạch diện tích sản xuất lúa, chuyển một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang thực hiện mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ tôm và trồng các loại cây có giá trị; xây dựng cánh đồng lớn, vùng lúa chất lượng cao. Chi bộ lãnh đạo đơn vị trực thuộc đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng nhiều hơn vào việc sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tổng diện tích đất chuyên trồng lúa toàn huyện trên 80.000ha/vụ, trong đó lúa chất lượng cao chiếm trên 97%. Anh Phạm Minh Sự, ngụ ấp Sơn Thái, xã Nam Thái Sơn nói: “Được sự tuyên truyền của các cấp, ngành, hàng năm tôi đều gieo sạ giống lúa chất lượng. Vụ đông xuân 2019-2020, tôi sạ giống ST24 vừa có năng suất, vừa có giá cao, bình quân mỗi công lãi khoảng 5 triệu đồng, lãi nhiều hơn so sạ giống lúa chất lượng thấp”.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, dự án sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như lúa chất lượng cao, rau an toàn, cây ăn quả, lúa - tôm, lúa VietGAP... Giá trị sản xuất trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2019 (giá hiện hành) ước đạt 90 triệu đồng/năm, tăng 25 triệu đồng so năm 2015.
Đồng chí LÊ VĂN GIÀU
Bí thư Chi bộ Nông nghiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất
Nhiều mô hình chăn nuôi, sản xuất rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái trên địa bàn huyện Hòn Đất được duy trì và từng bước phát triển. Mô hình nuôi chim yến phát triển mạnh, bước đầu có hiệu quả kinh tế. Ngoài cây lúa huyện còn chú trọng phát triển loại rau màu luân canh trên đất lúa và trên đất liếp. Nông dân xã Mỹ Thái trồng chuối Nam Mỹ; xã Thổ Sơn phát triển xoài cát Hòa Lộc; khóm ở xã Bình Giang, Bình Sơn cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
THU OANH
(KGO) - Mô hình điểm nông nghiệp đô thị công nghệ cao triển khai tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thanh niên tỉnh Kiên Giang với diện tích 800m2. Mô hình với nhiều sản phẩm nông nghiệp như dưa lưới, táo, cà chua, các loại rau… không sử dụng hóa chất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; khắc phục được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tổng số lượt truy cập: