19/05/2021 14:51
Theo Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang, sau thời gian dài ngành nông nghiệp tăng cường các công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác tiên tiến như “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”, nông dân trong tỉnh dần thay đổi được tập quán canh tác, theo hướng giảm lượng giống, giảm phân bón, sử dụng giống lúa xác nhận trong gieo sạ để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo hàng hóa. Hiện nông dân đang có xu hướng lựa chọn giống lúa chất lượng cao để sản xuất. Vụ đông xuân 2020-2021, diện tích sản xuất giống lúa chất lượng cao của toàn tỉnh đạt gần 99%, chỉ có khoảng 1% diện tích gieo sạ giống IR50404.
Vụ hè thu năm 2021, toàn tỉnh Kiên Giang dự kiến gieo sạ khoảng 280.000ha. Để đáp ứng nhu cầu mua lúa giống phục vụ sản xuất của nông dân, Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp tỉnh không ngừng đầu tư vào sản xuất, chế biến và cung ứng các giống lúa phục vụ nhu cầu của người dân. Trung tâm đã chuẩn bị khoảng 2.000 tấn lúa giống các loại, trong đó trung tâm trực tiếp cung cấp khoảng 320 tấn giống lúa cấp nguyên chủng và 1.680 tấn giống lúa xác nhận.
Theo đồng chí Ngô Đình Thức - Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang, mỗi năm trung tâm có thể tự sản xuất khoảng 1.000 tấn lúa giống các loại ra thị trường. Bên cạnh đó, trung tâm còn liên kết bao tiêu, thu mua giống lúa cấp xác nhận với hộ nông dân bằng hình thức đầu tư giống lúa nguyên chủng để sản xuất. Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp tỉnh cung cấp, hỗ trợ quy trình sản xuất lúa giống xác nhận, cuối vụ trung tâm tiến hành kiểm định, thu mua lại các diện tích đạt chuẩn giống xác nhận để bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường trong tỉnh.
Nông dân lựa chọn giống lúa tại Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang.
Nhiều nông dân Kiên Giang canh tác lúa chia sẻ kinh nghiệm, để có vụ mùa thành công, ngoài các yếu tố như nước tưới, phân bón, kỹ thuật chăm sóc thì khâu lựa chọn lúa giống là rất quan trọng. Ông Nguyễn Phước Minh - Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa cho biết: “Nhiều vụ sản xuất, 100% diện tích sản xuất của bà con trong hợp tác xã đều lựa chọn giống lúa xác nhận chất lượng cao để gieo sạ. Sử dụng giống lúa cấp xác nhận sẽ giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, chất lượng gạo đạt chuẩn xuất khẩu, giá bán sẽ cao hơn”.
Theo cơ cấu giống lúa khuyến cáo của ngành nông nghiệp Kiên Giang trong vụ hè thu năm 2021, các giống lúa được nông dân lựa chọn sử dụng nhiều nhất là OM18, ĐS1, GKG1, GKG9, OM4900, ST24, ST25, Đài Thơm 8 và OM5451. Trong tháng 4-2021, giá nhiều loại lúa giống cao sản, chất lượng cao như ST24, ST25, Đài Thơm tăng nhẹ khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Nguyên nhân do giá lúa hàng hóa tăng nên giá lúa giống cũng tăng theo.
Anh Trần Văn Hải, ngụ ấp Thạnh Hòa, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành (Kiên Giang) cho biết: “So vụ đông xuân 2020-2021, giá lúa giống tăng nhẹ, nhưng nông dân vẫn chấp nhận được. Tôi rất kỳ vọng vụ hè thu sẽ được mùa trúng giá như vụ đông xuân vừa qua, nông dân có được năm sản xuất thắng lợi toàn diện”.
Bài và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Ngày 20-11, tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vụ đông xuân 2024-2025 thuộc đề án 1 triệu ha.
Tổng số lượt truy cập: