Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Kinh tế Nông nghiệp

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé cần thêm công trình khép kín

15/06/2023 10:45

(KGO) - Hơn 1 năm vận hành, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nằm trên địa bàn hai huyện An Biên, Châu Thành (Kiên Giang) giúp kiểm soát nguồn nước, phục vụ tốt các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, ngọt lợ luân phiên mặn, lợ. Tuy nhiên, trước những khó khăn phát sinh, hệ thống thủy lợi này cần thêm một số công trình để khép kín.

NHIỀU MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIỆU QUẢ

Ông Huỳnh Vinh Võ, ngụ xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang) là một trong những hộ khá lên từ mô hình “3 tầng” gồm khóm - cau - dừa trên cùng đơn vị diện tích bên bờ sông Cái Bé. Việc trồng 3 loại cây kết hợp giúp ông có lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Từ khi có hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giúp kiểm soát nguồn nước, ông Võ và nhiều hộ dân xã Bình An không còn lo nước mặn xâm nhập làm chết cây trồng.

Ông Võ cho biết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, tức nước chính là yếu tố quan trọng đầu tiên. Trước đây, đến tháng 10, 11 hàng năm, nơi đây bị mặn xâm nhập, do không có nước ngọt tưới nên khóm cho trái nhỏ, cau trồng cũng không hiệu quả. Từ khi có cống, người dân không còn lo mặn xâm nhập, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận”. 

Đối với vùng quy hoạch trồng lúa 2 vụ, sản xuất tôm - lúa, lúa - cá, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ ở khu vực huyện Gò Quao, một phần huyện An Biên, Vĩnh Thuận (Kiên Giang) giờ bớt lo thiếu nước ngọt và mặn xâm nhập. Trước đây, vùng này có lúc thiếu nguồn nước lợ mặn nuôi tôm, có lúc lại bị mặn xâm nhập sâu và gay gắt (như đợt hạn mặn năm 2015-2016).

Ông Lê Quốc Khanh (48 tuổi), ngụ xã Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) trồng 2ha lúa nhưng năm nào cũng chật vật vì đất ruộng nhiễm mặn, nhất là vụ lúa đông xuân. Từ khi có hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, chủ động được nước ngọt, người dân xã Đông Yên tính đến phương án trồng hai vụ lúa, một vụ màu để góp phần nâng cao thu nhập.

Cống Cái Lớn nằm trong hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao (Kiên Giang), hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé hoạt động đã giúp người dân hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nguồn nước được chủ động kiểm soát một cách tối ưu. Hiện huyện Gò Quao thực hiện dự án “Xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé” với tổng mức đầu tư gần 4,5 tỷ đồng.

Cụ thể, mô hình tôm - lúa được người dân trồng lúa từ giữa đến cuối mùa mưa, nuôi tôm sú trong mùa khô. Mô hình này được quy hoạch tại một số xã ven sông Cái Lớn có một phần diện tích bị nhiễm mặn trong mùa khô. Kết quả là các hộ dân áp dụng có lợi nhuận bình quân trên 60 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so mô hình tôm - lúa của các hộ nông dân ngoài dự án (chỉ đạt hơn 50 triệu đồng/năm). 

Hiện mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình tỉnh Kiên Giang thuộc hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 được triển khai thực hiện tại 7 huyện đạt kết quả rất tốt, giúp nông dân trong vùng dự án chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Các mô hình sinh kế phù hợp giúp giảm từ 10-15% chi phí sản xuất, gia tăng hiệu quả kinh tế trên 20% so với canh tác truyền thống. 

  Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, trong đó có hai “siêu cống” Cái Lớn, Cái Bé là cống lớn nhất Việt Nam hiện nay. Dự án được khởi công từ tháng 10-2019, hoàn thành tháng 11-2021, có chức năng kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái tương ứng.

Theo đánh giá qua hơn 1 năm vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé cho thấy cơ bản kiểm soát nguồn nước, phục vụ tốt cho sản xuất, hỗ trợ việc bố trí sản xuất ổn định cho các địa phương vùng hưởng lợi. Đáng chú ý, vùng sinh thái ngọt hoàn toàn khoảng 145.000ha được kiểm soát, không để mặn xâm nhập. Vùng sinh thái lợ, chủ yếu mô hình tôm - lúa cơ bản được kiểm soát nguồn nước có độ mặn phù hợp nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang không phải đắp đập tạm qua 2 mùa khô, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng, giảm ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến giao thông thủy do việc đắp đập tạm gây ra.

CÒN NGẬP ÚNG KHI TRIỀU CƯỜNG

Bên cạnh việc phát huy hiệu quả, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé sau 1 năm vận hành phát sinh nhiều vấn đề cần khắc phục để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất của người dân vùng dự án. Người dân xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang) phản ánh, vào thời điểm triều cường dâng, những khu vực trũng hạ lưu cống Cái Bé, Cái Lớn xảy ra tình trạng ngập. Nước tràn qua đường giao thông nông thôn, ngập nhà, ruộng, vườn cây ăn trái. 

Ông Lê Thanh Nam, ngụ xã Bình An cho biết, đợt triều cường ngày 10-7 đến 12-7-2022, cống Cái Bé mở hoàn toàn nhưng nước sông vẫn lên cao làm ngập toàn bộ diện tích khóm của gia đình, song chưa ghi nhận thiệt hại lớn cho gia đình. "Tôi và người dân ở đây mong Nhà nước sớm đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn kết hợp làm bờ bao để chống ngập vào mùa mưa, hạn chế ảnh hưởng của triều cường dâng”, ông Nam nói. 

Ngoài ra, trong quá trình vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã phát sinh nhiều vấn đề khác như phía hạ lưu công trình các bờ bao được đầu tư chưa đảm bảo kỹ thuật, thường xuyên bị nước tràn qua khi triều cường. Các hộ dân sống ngoài đê thường xuyên bị ngập do triều cường, mức độ ngập gia tăng khi đóng cống. Tại vùng ven biển Tây và dọc theo sông Cái Lớn, Cái Bé, các cụm cống chưa đồng bộ, khép kín nên chưa thể phát huy hiệu quả của hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé…

Đồng chí Lâm Minh Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đánh giá, hệ thống thủy lợi Cái Bé - Cái Lớn có quy mô rất lớn, tác động liên tỉnh với vùng sản xuất lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái. Qua thực tế vận hành đã mang lại hiệu quả rất lớn, bảo vệ sản xuất hiệu quả, giảm chi phí so trước đây do không phải đắp đập tạm. Tuy nhiên, do vận hành đáp ứng đa mục tiêu ngọt, mặn, lợ nên gặp những khó khăn nhất định. Phát sinh việc ngập cục bộ vùng hạ lưu do hạ tầng chưa đáp ứng được, hệ thống cống trong vùng hưởng lợi chưa được đầu tư đầy đủ, đồng bộ, khép kín.

Để phát huy hiệu quả công trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành giao Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Kiên Giang cân đối, chủ động nguồn lực địa phương, đầu tư các công trình đảm bảo khép kín để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. 

Bài và ảnh: LÊ VINH

  • Từ khóa:
  • hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
  • tỉnh Kiên Giang
  • huyện Châu Thành (Kiên Giang)
  • huyện An Biên (Kiên Giang)
  • huyện Gò Quao (Kiên Giang)
  • kiểm soát nguồn nước
  • mô hình sinh kế

Tin cùng mục

Huyện Vĩnh Thuận có 27 hợp tác xã, 76 tổ hợp tác

Huyện Vĩnh Thuận có 27 hợp tác xã, 76 tổ hợp tác

Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh giải ngân 1,6 tỷ đồng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

(KGO) - Ngày 25 và 26-4, Ban điều hành quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Kiên Giang giải ngân 1,6 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân cho 3 dự án trồng lúa chất lượng cao và chăm sóc vườn sầu riêng tại hai huyện Tân Hiệp và Giồng Riềng (Kiên Giang).

  • Kiên Giang thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo
    Kiên Giang thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo
  • Triển khai nghị quyết tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
    Triển khai nghị quyết tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
  • Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
    Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
  • Phát triển hội viên nông dân, chung sức xây dựng nông thôn mới
    Phát triển hội viên nông dân, chung sức xây dựng nông thôn mới

Tin nổi bật

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt hai Nghị quyết 66-NQ/TW, 68-NQ/TW

Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt hai Nghị quyết 66-NQ/TW, 68-NQ/TW

Ra quân ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ra quân ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

[Infographics] Người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp dễ dàng hơn qua VNeID

[Infographics] Người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp dễ dàng hơn qua VNeID

 Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải làm việc tại huyện U Minh Thượng

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải làm việc tại huyện U Minh Thượng

[Infographics] Những điểm cần lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

[Infographics] Những điểm cần lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kiên Giang chỉ đạo tăng cường triển khai công tác y tế trường học

Kiên Giang chỉ đạo tăng cường triển khai công tác y tế trường học

Kiên Giang đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Kiên Giang đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhân sự
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Đối ngoại
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: LÂM VĂN SỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn; baokiengiangdt@gmail.com (chuyên mục văn nghệ)
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: