11/05/2020 14:31
PHÁT HUY THẾ MẠNH TỪNG TIỂU VÙNG
Đồng chí Lê Hữu Toàn - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, nguyên Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao cho biết: “Mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp là mang đến hiệu quả cao hơn cho nông dân, làm sao trên một diện tích lợi ích mang đến phải cao hơn trước nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân”.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, đến nay, huyện hình thành các vùng sản xuất theo quy hoạch tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tập trung bố trí cây trồng, vật nuôi chủ lực, có thế mạnh như vùng sản xuất lúa giống; vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn mô hình cánh đồng lớn liên kết tiêu thụ sản phẩm, phục vụ yêu cầu chế biến và xuất khẩu; vùng sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ; vùng sản xuất chuyên canh cây khóm; vùng nuôi tôm nước lợ trong mô hình tôm - lúa... với tổng diện tích trên 22.400ha.
Huyện tập trung xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi để từng bước giúp nông dân tăng khả năng cạnh tranh và phục vụ tốt nhu cầu thị trường, tiến dần tới xây dựng thương hiệu nông sản. Các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đặc trưng, có thương hiệu ở Gò Quao như sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đan đát lục bình, tôm sú sạch trong mương khóm, lúa cấy bệ trong mương khóm… Đồng chí Lê Hữu Toàn nói: “Qua 4 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện cơ bản phù hợp. Huyện từng bước định hướng sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch đề ra, hạn chế sản xuất phát sinh ngoài quy hoạch, giảm diện tích sản xuất lúa vụ 3 ở những địa bàn kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế như hồ tiêu, cây ăn trái, khóm... góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế”.
LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Xác định lúa, khóm, tiêu, trái cây và tôm nước lợ là những sản phẩm cần tập trung phát triển, huyện xây dựng các vùng sản xuất sản phẩm mang tính chủ lực của huyện gắn xây dựng nhãn hiệu tập thể, từng bước xây dựng thương hiệu. Đến nay, toàn huyện có trên 50ha trồng khóm, 20ha cây hồ tiêu đạt chứng nhận VietGAP; 9,5ha cây hồ tiêu đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ… Huyện ký kết ghi nhớ hợp tác 5 năm 2018-2022 với doanh nghiệp đầu tư liên kết tiêu thụ sản phẩm tiêu hữu cơ trên địa bàn 2 xã Vĩnh Hòa Hưng Nam và Vĩnh Hòa Hưng Bắc, nâng cao chất lượng, giá trị hồ tiêu.
Năm 2016, gia đình ông Nguyễn Văn Liêm, ngụ ấp 1, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (Gò Quao) trồng 2ha tiêu, đầu ra bấp bênh. Đến năm 2017, ông tham gia tổ hợp tác trồng tiêu hữu cơ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sinh học tự nhiên Phú Quốc bao tiêu sản phẩm. “Hiện giá tiêu thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, tham gia tổ hợp tác bao tiêu sản phẩm nên tôi rất yên tâm về đầu ra, giá cả ổn định, cao hơn thị trường, đảm bảo có lãi. Mỗi năm gia đình tôi lãi khoảng 100 triệu đồng, kinh tế gia đình cải thiện đáng kể”, ông Liêm nói.
Hôm nay, 11-5, Chi bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đại hội đánh giá kết quả nhiệm kỳ 2015-2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025. |
Canh tác hơn 1ha đất ruộng nhưng năng suất đạt thấp, đầu ra lại không ổn định nên kinh tế gia đình ông Dương Minh Thông, ngụ xã Định An (Gò Quao) gặp không ít khó khăn. Từ khi tham gia Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Thuận, ông Thông được tập huấn khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ vốn, cơ giới hóa sản xuất nên đời sống ngày càng ổn định. “Lúc trước làm ruộng tôi lo nhất đầu ra. Có những năm lúa được phơi khô nhưng vẫn bị thương lái ép giá hoặc không mua. Từ khi tham gia hợp tác xã thì khỏe lắm, bơm tưới, gieo sạ, thu hoạch đều đồng loạt, đồng thời đầu ra được bao tiêu sản phẩm nên tôi rất yên tâm sản xuất. Hiện trung bình mỗi năm lãi khoảng 40 triệu đồng, cao gấp đôi lúc chưa vào hợp tác xã”, ông Thông nói. Hiện toàn huyện có 36 hợp tác xã nông nghiệp với 1.256 thành viên, tổng diện tích trên 2.000ha; có 398 tổ hợp tác, thu hút trên 7.300 hộ tham gia; tổ chức liên kết bao tiêu hơn 20% sản lượng lúa.
MI NI
(KGO) - Mô hình điểm nông nghiệp đô thị công nghệ cao triển khai tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thanh niên tỉnh Kiên Giang với diện tích 800m2. Mô hình với nhiều sản phẩm nông nghiệp như dưa lưới, táo, cà chua, các loại rau… không sử dụng hóa chất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; khắc phục được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tổng số lượt truy cập: