17/08/2022 18:38
Sáng 17-8, Hội đồng xét duyệt, công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tỉnh Kiên Giang tổ chức xét duyệt, công nhận nghề truyền thống và làng nghề năm 2022.
Theo đó, 100% thành viên Hội đồng xét duyệt thống nhất công nhận 7 ngành nghề đủ điều kiện để trình Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp bằng công nhận nghề truyền thống cấp tỉnh, gồm: Nghề làm mắm cá trích (TP. Hà Tiên); nghề làm bánh hoa mai (Châu Thành); nghề làm mắm ruốc (An Biên); nghề làm mắm (Giồng Riềng); nghề làm khô cá sặc rằn; nghề làm mắm cá lưỡi trâu (U Minh Thượng); nghề làm tôm khô (An Minh).
Cả 7 ngành nghề đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nghề truyền thống theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP, ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn là: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm, đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận; nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Nghề đan lục bình tại ấp Ruộng Sạ, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) được đề nghị công nhận là làng nghề cấp tỉnh năm 2022.
Hội đồng xét duyệt cũng thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang công nhận nghề đan lục bình (Vĩnh Thuận) là làng nghề cấp tỉnh vì đáp ứng đủ các tiêu chí như: Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4, Nghị định 52/2018/NĐ-CP; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận; đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định pháp luật hiện hành.
Tin và ảnh: GIA BẢO
(KGO) - Ngày 20-11, tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vụ đông xuân 2024-2025 thuộc đề án 1 triệu ha.
Tổng số lượt truy cập: