30/03/2023 15:41
Tại hội nghị tổng kết 32 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Kiên Giang (1991-2023), Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang với 32 năm hình thành và phát triển đã trải qua 3 cột mốc quan trọng, có ý nghĩa lớn.
Cột mốc đầu tiên là sự ra đời Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang ngày 2-11-1991. Khuyến nông là tiền đề để phát triển nông nghiệp, là đầu nối đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến nông dân.
Cột mốc thứ hai là sự hình thành tổ kinh tế kỹ thuật vào tháng 11-2005. Đây là mô hình khuyến nông có hệ thống biên chế nhà nước đầu tiên, duy nhất trong cả nước và có sự chuyển biến rõ rệt, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Nông dân xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chăm sóc đàn gà thương phẩm. Ảnh: BÍCH LINH
Cột mốc thứ ba là sự hình thành tổ khuyến nông cộng đồng ngày 25-3-2022. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang xác định mô hình tổ khuyến nông cộng đồng là một trong những điểm đổi mới quan trọng của hoạt động khuyến nông trong giai đoạn hiện nay. Đến nay có 116 tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập, có thêm hơn 690 khuyến nông viên.
Theo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, từ năm 2002 đến nay, toàn tỉnh thực hiện 11.863ha mô hình nhân giống lúa cấp xác nhận đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận đến tận nông hộ sản xuất; xây dựng mô hình trạm bơm điện và mô hình máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật.
Nông dân xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành (Kiên Giang) thu hoạch lúa hè thu 2022. Ảnh: TÂY HỒ
Đặc biệt từ năm 2010 đến cuối năm 2022, toàn tỉnh đã thực hiện được 37.026ha cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng VietGAP, hơn 12.500ha cánh đồng lớn giảm chi phí. Hình thành 15 vùng sản xuất lúa tập trung với quy mô 50-270ha/cánh đồng. Sản lượng lúa, chất lượng nông sản nâng cao và tăng hiệu quả kinh tế...
TÂY HỒ
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: