10/10/2023 08:52
Quang cảnh hội nghị đối thoại.
Theo các doanh nghiệp, thời gian qua, công tác xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác qua cảng còn gặp khó khăn như: Một số tàu cá không duy trì hoạt động giám sát hành trình, tàu cá khai thác không đúng vùng quy định, đa số tàu khai thác đi từ 3 tháng trở lên nên dẫn đến chất lượng cá không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Một số ngư dân còn lơ là trong việc ghi nhận ký khai thác.
Một số tàu thu mua chuyển tải đã thu mua thủy sản của nhiều tàu nhưng trong nhật ký thu mua chuyển tải chỉ ghi từ 1-2 tàu. Một số tàu khai thác xa bờ có thời gian hoạt động đa số nằm trong vùng lộng nhưng khi chuyển tải chỉ ghi nhật ký khai thác của tàu khai thác một số ngày ở vùng khơi.
Một số hồ sơ đề nghị chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác còn sai sót trong việc kê khai khối lượng nguyên liệu thủy sản; trừ dần nguyên liệu thủy sản khai thác chưa sử dụng hết.
Ông Nguyễn Bá Mận (đứng) - đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Nam, huyện Châu Thành (Kiên Giang) trình bày ý kiến tại hội nghị đối thoại.
Ông Nguyễn Bá Mận đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huy Nam phản ánh: Gần đây, tàu cá ngư dân Kiên Giang cập cảng chỉ định tại Tắc Cậu (Châu Thành) ít hơn trước, ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản thu mua. Thêm vào đó, công ty đang gặp khó khăn khi cơ quan thẩm định hồ sơ chứng nhận nguồn gốc lô hàng xuất khẩu sang Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp nộp nhật ký khai thác, trong khi nhiều tàu cá ngư dân chưa chấp hành nghiêm việc ghi nhật ký khai thác.
"Công ty đề nghị Chi cục Thủy sản tỉnh cung cấp danh sách tàu cá có nguy cơ khai thác IUU để doanh nghiệp chủ động loại khỏi danh sách thu mua thủy sản những tàu này, tránh tình trạng thủy sản không được cấp chứng nhận xuất xứ nguồn gốc”, ông Nguyễn Bá Mận đề nghị.
Tại hội nghị, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang Lê Văn Tính cho biết: Để tháo gỡ khó khăn, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý cảng cá tỉnh Kiên Giang sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho thuyền trưởng, ngư dân về ghi báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản, nhất là đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, ngư dân về ghi nhật ký khai thác thủy sản; xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; nhận dạng thành phần loài theo nghề, đặc trưng nghề khai thác của tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh tiếp tục thực hiện giải pháp liên kết 3 bên giữa cơ quan có thẩm quyền xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản và các chủ nậu, vựa, chủ tàu, ngư dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trong thực hiện thủ tục xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch kiểm soát nguồn nguyên liệu thủy sản, kiểm tra định mức chế biến đảm bảo nguồn nguyên liệu được sử dụng hết, tránh tình trạng nguyên liệu còn thừa không được truy xuất nguồn gốc và không có hồ sơ quản lý.
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: