22/09/2022 17:05
Địa điểm trưng bày tại khu 16ha, phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá (Kiên Giang). Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - Huỳnh Thanh Liêm, cho rằng lễ hội truyền thống kỷ niệm 154 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh là cơ hội tốt để tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, tìm kiếm đối tác để mở rộng thị trường.
Sản phẩm OCOP được trưng bày tại 4 gian hàng, là những sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên như nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn, nước mắm Phú Quốc Thanh Quốc; tiêu chín, tiêu xay, tiêu ngào đường Sáng Lợi; mắm ruốc; rượu sim Bảy Gáo; khô cá lóc, mắm tép Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát; gạo lúa mùa Tư Việt; sản phẩm cỏ bàng; sản phẩm có tiềm năng của tỉnh như gạo của Công ty Cổ phần Điền Tiến; mắm cá lóc Tám Dô; mật ong U Minh Thượng…
Tất cả sản phẩm đều được dán tem truy xuất nguồn gốc, có đủ thông tin liên quan, đảm bảo chất lượng đúng với sản phẩm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP.
Ông Lê Quốc Việt - chủ trang trại lúa mùa Tư Việt, thị trấn Minh Lương, Châu Thành (Kiên Giang) cho biết: “Dịp này, tôi giới thiệu đến du khách thập phương về sản phẩm gạo sạch được gieo trồng từ giống lúa mùa xưa. Sản phẩm gạo ngon, sản xuất hoàn toàn không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tôi muốn giới thiệu đến du khách những nét đặc trưng của nền văn hóa lúa mùa xưa của người dân Việt Nam”.
Du khách tham quan, tìm hiểu sản phẩm OCOP Kiên Giang tại gian hàng trưng bày
Chị Minh Ngọc - chủ cơ sở mật ong Phúc Khang, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) chia sẻ: “Tôi từng tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, nhân dịp lễ hội Nguyễn Trung Trực, tôi được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện để đem sản phẩm mật ong rừng U Minh Thượng giới thiệu đến khách hàng. Tôi mong qua lễ hội lần này, nhiều khách hàng mới trong và ngoài tỉnh biết đến thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng”.
Tại gian hàng trưng bày, những sản phẩm OCOP của Kiên Giang gây ấn tượng với du khách bởi mẫu mã phong phú, sản phẩm đa dạng, thích hợp để du khách mua về làm quà tặng hoặc sử dụng.
Anh Vũ Chí Nhân, ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) nói: “Tôi ấn tượng với cách trưng bày sản phẩm hàng hóa tại gian hàng, sản phẩm có mẫu mã đẹp, ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, niêm yết giá bán, đặc biệt người mua có thể trực tiếp dùng điện thoại để truy xuất nơi sản xuất thông qua mã QR trên sản phẩm. Tôi thích gạo lúa mùa Tư Việt, bên cạnh được sử dụng gạo sạch tôi còn hiểu về văn hóa lúa mùa xưa, nếu có cơ hội tôi ghé thăm trang trại lúa mùa và trải nghiệm cách làm lúa truyền thống ngày xưa”.
Theo ông Bùi Văn Cầu, ngụ TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), về Kiên Giang lần này, ngoài viếng cụ Nguyễn, ông có dịp tham quan và mua sắm tại hội chợ. Điểm khác so các năm trước, lễ hội năm nay có thêm các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, ông Cầu đã chọn mua một sốđặc trưng của Kiên Giang như nước mắm, tiêu Phú Quốc… làm quà tặng cho người thân và bạn bè.
Bài và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: