20/07/2023 15:39
4 năm trước, anh Nguyễn An Khương mua 70 công đất vườn tạp, có cả ao, sau đó anh cải tạo đất để trồng sầu riêng. Các ao trong vườn, anh Khương giữ nguyên với ý định làm mô hình du lịch sinh thái.
Anh Khương cho biết: “Tôi học hỏi kinh nghiệm từ những nhà vườn đi trước và trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhận thấy sầu riêng đang là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định đầu tư trồng 300 gốc sầu riêng”.
Anh Nguyễn An Khương bên vườn sầu riêng sai trái.
Sầu riêng Ri6 được anh Khương trồng nhiều nhất với 240 gốc. Các giống Monthong, Musang King, chuồng bò, mỗi loại anh trồng 20 gốc. Anh Khương trồng đa dạng các giống sầu riêng để thử nghiệm, so sánh, từ đó lựa chọn giống sầu riêng cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao để mở rộng diện tích.
Anh Khương chia sẻ: “Tôi trồng sầu riêng theo hướng sinh thái, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc vi sinh giúp cây phát triển tốt, ít sâu bệnh”.
Anh Khương ước tính chi phí giống, phân bón, thuốc vi sinh, công chăm sóc từ lúc trồng cho đến khi cây sầu riêng ra trái khoảng 2 triệu đồng/cây. Ước hiệu quả kinh tế khi cây sầu riêng 4 tuổi cho trái lần đầu tiên tầm 2-3 triệu đồng/cây/năm. Theo anh Khương, cây sầu riêng khi 5, 6 năm tuổi mới đạt năng suất cao, bình quân có thể cho được 100kg/cây/năm.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Hiệp Cao Hoàng Xê (bên trái) thăm vườn sầu riêng của anh Nguyễn An Khương.
Nét độc đáo là năm đầu tiên cây cho trái, anh Khương không bán sầu riêng cho thương lái, mà bán lẻ cho người dân, du khách đến tham quan tại vườn. Anh Khương chia sẻ: “Khách đến tham quan tại vườn có thể chọn những trái sầu riêng vừa ý để mua và ăn ngay tại vườn. Hoặc khách chọn những trái già sắp chín đem về để vài hôm sầu riêng chín, ăn sẽ rất thơm, ngon và an toàn”.
Thời gian tới, anh Khương dự tính đầu tư vườn sầu riêng có nơi nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức các trò chơi lành mạnh cho du khách đến tham quan, hòa mình vào thiên nhiên. Do đó, bên cạnh trồng sầu riêng, anh Khương còn trồng bưởi và dự tính trồng thêm một số cây ăn trái khác để phục vụ du khách.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Hiệp Cao Hoàng Xê cho biết, Hội Nông dân huyện sẽ hỗ trợ người dân tập huấn kỹ thuật sản xuất, hướng tới có thể vận động các hộ trồng cây ăn trái tham gia các tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp.
Bài và ảnh: TRÚC LINH
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: