15/11/2022 13:26
Trước khi nuôi chồn hương, vợ chồng ông Đinh Văn Hồi chủ yếu nuôi gà và sản xuất nông nghiệp, nhưng thu nhập bấp bênh vì đầu ra và giá không ổn định.
Một lần tình cờ, vợ chồng ông Hồi được tham quan mô hình nuôi chồn hương từ một người quen. Nhận thấy đây là con vật dễ nuôi nên vợ chồng ông mua cặp chồn hương giống về nuôi thử. Sau thời gian nuôi, chồn hương sinh trưởng tốt nên vợ chồng ông Hồi quyết định đầu tư, xây dựng chuồng để nhân rộng mô hình.
Do chồn hương là động vật hoang dã nên ông Hồi xin phép cơ quan chức năng để nuôi. Nuôi khoảng 1 năm, ông tiến hành phối giống để chồn sinh sản, cứ mỗi lứa được khoảng 4 chồn con. Chồn con bú sữa mẹ khoảng 1 tháng, vợ chồng ông tách chồn con ra để cho chúng tập ăn.
Nhờ siêng năng, học hỏi kinh nghiệm từ những người quen từng nuôi chồn và tìm hiểu kỹ thuật nuôi từ internet, vợ chồng ông Hồi đã thành công trong việc phối giống để chồn sinh sản mỗi năm 2 lứa.
Đến nay, vợ chồng ông Hồi gắn bó với mô hình nuôi chồn hương gần 2 năm. Từ một cặp chồn giống ban đầu, vợ chồng ông đã tiến hành cho phối giống để chồn sinh sản và hiện có khoảng 16 con chồn lớn, nhỏ. Mỗi năm ông xuất bán từ 12-14 chồn con, giá từ 6-7 triệu đồng/cặp, trừ các chi phí, gia đình ông lãi gần 90 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Hồi chăm sóc những con chồn hương vừa được tách khỏi chồn hương mẹ.
Nuôi chồn hương, vợ chồng ông Hồi không sợ đầu ra gặp khó, bởi đã có mối ổn định từ các huyện trong tỉnh đến nhà thu mua, thậm chí nhiều lúc chồn không đủ cung cấp ra thị trường. “Nuôi chồn hương đem lại hiệu quả kinh tế. Thời gian tới, vợ chồng tôi tiếp tục nhân rộng quy mô nuôi”, ông Hồi nói.
Ông Hồi cho biết, chồn hương dễ nuôi, chỉ cần biết cách làm chuồng, chăm sóc và phối giống sẽ thành công. Để chồn hương sinh trưởng tốt, vợ chồng ông chủ yếu cho ăn chuối và cá sống. Đối với chồn con cho ăn mỗi ngày 4 lần, chồn lớn cho ăn 2 lần/ngày.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Thuận Yên Lý Thái Hưng, mô hình nuôi chồn hương của gia đình ông Hồi khá thành công, đem lại mức thu nhập khá và ổn định. Nhận thấy nuôi chồn hương đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro nên thời gian qua nhiều người dân trong xã cũng thực hiện.
“Để giúp người dân phát triển kinh tế, xã đã phối hợp mở các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách xây dựng chuồng nuôi để việc nuôi chồn hương đạt hiệu quả, qua đó góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống”, đồng chí Lý Thái Hưng cho biết.
Bài và ảnh: ĐĂNG VƯƠNG
(KGO) - Ngày 20-11, tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vụ đông xuân 2024-2025 thuộc đề án 1 triệu ha.
Tổng số lượt truy cập: