13/06/2023 14:53
Từ sáng tinh mơ, đường vào ấp Xẻo Cui đã nhộn nhịp hẳn bởi nơi đây đang vào cao điểm của nghề vót cần câu. Người ngồi chẻ tre, người vót cần, người tóm lưỡi câu.
Nhiều hộ khéo tay làm ra những cần câu tre bền chắc, bắt được nhiều cá, ếch… Tiếng lành đồn xa, cần câu tre của người dân Xẻo Cui, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng được nhiều người biết đến và tin dùng. Nghề vót câu trở thành nghề "ăn nên làm ra", mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, giúp họ có thêm động lực để giữ lấy nghề truyền thống của cha ông truyền lại.
Anh Danh Chành (43 tuổi) làm nghề vót cần câu trên 28 năm ở ấp Xẻo Cui cho biết bình quân vợ chồng anh làm từ 700-800 cần câu/ngày, kiếm được khoảng 400.000 đồng tiền lời.
Những ngày mưa, anh Danh Chành uốn cần câu trên lửa than để tăng độ bền cho cần câu.
Cần câu được bán theo thiên (1 thiên tương đương 1.000 cần câu), giá giao đến tận các vựa tùy quãng đường xa hay gần sẽ dao động từ 1,1-1,3 triệu đồng/thiên, người vót thu lãi 500.000 đồng/thiên.
Với tiền công được trả 10.000 đồng/100 câu, một người kiếm được từ 100.000-150.000 đồng/ngày từ nghề vót câu mướn.
Theo các hộ vót câu ấp Xẻo Cui, vào mùa mưa, các vựa đặt cần câu số lượng nhiều gấp 3 lần ngày thường nhưng vót không kịp bán, nhiều hộ dân vót câu phải tăng ca làm đến tận khuya. Đặc biệt, năm nay cần câu hút hàng, lại bán được giá cao hơn mọi năm nên người làm nghề vót câu rất phấn khởi. Để lưu giữ nghề truyền thống, trẻ em ở ấp Xẻo Cui được ông bà, cha mẹ dạy cho cách tạo ra cần câu để bắt cá, ếch.
Hiện nghỉ hè nên em Danh Thanh (13 tuổi) giúp mẹ vô cần, tóm lưỡi câu được 500 cần/ngày.
Giá bán tùy loại, loại cần câu chưa tóm lưỡi 70.000 đồng/100 cần, cần câu đã tóm lưỡi thành phẩm giá 110.000-130.000 đồng/100 cần.
ĐẶNG LINH thực hiện
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: